Những nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến và chỉ mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn.

Nếu không phát hiện và điều trị bệnh lý vàng da ở trẻ sơ sinh kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân). Do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

1. Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da là kết quả của sự tăng tích tụ bilirubin trong máu (sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme trong tế bào hồng cầu). Bilirubin được rạo ra trong quá trình phân hủy bình thường của các tế bào hồng cầu. Đó là một chất màu vàng cam thường đi qua gan và được đào thải ra ngoài cơ thể.

vang da o tre so sinh

Khi có lượng bilirubin trong máu cao bất thường thì sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da. Đồng thời, xuất hiện các dấu hiệu thay đổi màu da và mắt.

Vàng da ở trẻ sơ sinh và người lớn đều là những dấu hiệu bất thường của sức khỏe và cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

2. Các dấu hiệu nhận biết vàng da

Biểu hiệu rõ rệt nhất của trẻ sơ sinh bị vàng da đó là màu vàng ở da và mắt trẻ.

Màu vàng có thể bắt đầu trong vàng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể xuất hiện đầu tiên ở mặt.

Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

vang da o tre so sinh

Các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da hầu hết là bình thường. Nhưng đôi khi vàng da có thể dẫn đến các bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến vàng da thường do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy.

Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể trẻ phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác.

Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả các trẻ sơ sinh cần nên kiểm tra dấu hiệu vàng da ít nhất từ 8-12 trước khi xuất viện và sau xuất viện vài ngày.

Do đó, đây không phải hiện tượng nguy hiểm nhưng nếu không chú ý có thể dẫn đến tình trạng vàng da kéo dài gây nguy hiểm cho bé.

 

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.