Những thời điểm không nên ăn chuối, mặc dù chuối rất tốt

Chuối chín cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe, chuối giàu kali, magiê và chất xơ…Tuy nhiên Tuy nhiên không phải ăn chuối bất cứ lúc nào cũng đều tốt cho sức khỏe. Hãy cùng bau.vn tìm hiểu những thời điểm không nên ăn chuối để tránh nguy hại cho sức khỏe nhé!

Những thời điểm không nên ăn chuối

Thu về, món chuối tiêu chín trứng cuốc chấm với cốm Vòng là đặc sản hạng sang của riêng Hà Nội. Đây cũng là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất hiện nay.

Chuối là loại quả rất có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều dưỡng chất dưới dạng vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không phải ăn chuối bất cứ lúc nào cũng đều tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những thời điểm không nên ăn chuối.

Không phải ăn chuối bất cứ lúc nào cũng đều tốt cho sức khỏe

1. Khi đói

Thời điểm không nên ăn chuối? đầu tiên phải nhắc đến buổi sáng. Do chứa nhiều magie nên chuối là nguyên tố nhạy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Ăn chuối lúc đói sẽ khiến lượng magie trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magie và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe. Thời điểm ăn chuối tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Không nên ăn chuối khi đói

2. Khi bị đau đầu

Lượng axit amin trong chuối sẽ làm giãn các hệ thống tĩnh mạch, làm tăng lượng máu dẫn lên não, gây ra triệu chứng nhức đầu. Những người đang đau đầu, tuyệt đối không nên ăn chuối, bởi nó sẽ làm cơn đau hiện tại trở nên trầm trọng hơn.

3. Buổi sáng

Chúng ta không nên ăn chuối vào buổi sáng hoặc khi cần tỉnh táo, bởi trong chuối có chứa chất gây buồn ngủ tức thời – Serotonin. Loại chất này sẽ ngay lập tức khiến bạn rơi vào trạng thái ngáp ngủ, mệt mỏi, không tỉnh táo, dẫn đến sự thiếu tập trung và hiệu quả công việc kém. Nên dùng chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối.

Không nên ăn chuối buổi sáng

4. Chỉ ăn dưới 2 quả mỗi ngày

Chuối có chứa hàm lượng chất kali cao. Vì thế, khi ăn quá 2 quả chuối một ngày, lượng kali tích tụ trong cơ thể quá cao sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, suy yếu cơ, thậm chí làm tê liệt cơ thể tạm thời.

Ngoài ra, lượng kali cao cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận, gây khó khăn cho việc đào thải chất. Từ đó có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng