Dưới đây là một số tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí gây ra mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải.
1.Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ
Khi mang thai, khả năng miễn dịch của người mẹ suy giảm, vì vậy tiếp xúc nhiều với các chất ô nhiễm trong không khí có thể gây khó chịu, mệt mỏi.
Các chất gây ô nhiễm không khí còn có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi, gây kích ứng khí quản và dẫn đến đau tức ngực, khó thở… Nếu tiếp xúc với ô nhiễm không khí thường xuyên trong thời gian dài, bà bầu sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng, thậm chí có thể dẫn tới ung thư phổi.
2.Tăng nguy cơ sản phụ mắc các biến chứng thai kỳ
Các triệu chứng đau tức ngực, khó thở có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ mang thai bị hen suyễn. Ở những phụ nữ đang mang thai mang thai việc mắc bệnh hen suyễn có thể nguy hiểm vì bệnh hen suyễn có thể dẫn đến tiền sản giật, một tình trạng gây tăng huyết áp, giảm chức năng gan và thận.
3.Ô nhiễm không khí tăng nguy cơ sảy thai
Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ sẩy thai cho phụ nữ mang thai. Làm giảm tỷ lệ sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Một nghiên cứu cho thấy sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với thế hệ tương lai. Lượng hạt không khí kém chất lượng đi vào máu của phụ nữ mang thai và thai nhi gây ra tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào và mô.
4.Ô nhiễm không khí tăng nguy cơ sinh non
Tiếp xúc gián tiếp với ô nhiễm không khí có thể làm suy yếu sự phát triển của phổi, khiến trẻ dễ bị sinh non, sinh thiếu cân. Một nghiên cứu từ Đại học York (Anh) chỉ ra rằng, mỗi năm có khoảng 18% các ca sinh non có liên quan tới việc người mẹ tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Sinh non có thể làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh nguy hiểm khác cho trẻ.
5.Gây tổn hại đến sức khỏe thai nhi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ khi còn nằm trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng hô hấp của trẻ sau này. Các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể của thai nhi, thậm chí dẫn đến các biến chứng lâu dài.
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ khi còn trong bụng mẹ có thể có thể ảnh hưởng đến các chức năng phổi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm gia tăng các bệnh đường hô hấp như hen suyễn. Phổi không phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
6.Nguy cơ mắc chứng tự kỷ của trẻ
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm mức độ cao có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao gấp hai lần có so với những thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm thấp.
Một nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiếp xúc nhiều với các chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ làm tăng 50% nguy cơ mắc chứng tự kỷ của trẻ.
Nguồn : bau.vn