Phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh với sốt bệnh

Trẻ sơ sinh là độ tuổi nhạy cảm, hệ thông miễn dịch còn kém nên rất dễ mắc các bệnh vặt. Vì thế đến độ tuổi mọc răng trẻ dễ bị sốt, nhiều cha mẹ có sự nhầm lẫn giữa sốt mọc răng với sốt bệnh nên chưa biết cách chăm sóc bé phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được hai hiện tượng kể trên và một số bí quyết chăm sóc bé bị sốt do mọc răng.

1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 tháng tuổi. Thông thường, thứ tự mọc răng của trẻ như sau: Hai răng cửa dưới -> Hai răng cửa trên -> Hai răng cửa bên hàm trên -> Hai răng cửa bên hàm dưới -> Răng hàm -> Răng nanh.

Đa phần trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu khi đã được 3 tuổi mà chưa mọc đủ răng cha mẹ nên cho bé đi khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát những vấn đề răng miệng của trẻ như sâu răng, sún răng… để có hướng xử điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sốt khi mọc răng chuẩn nhất

Độ tuổi mọc răng trẻ rất hay quấy khóc và khó chịu

Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 – 2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh). Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thể. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.

2. Phân biệt hiện tượng trẻ sốt mọc răng và sốt thông thường

Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị sốt, ốm vặt vì thế nếu cha mẹ không để ý kĩ thì có thể nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ sốt mọc răng với tình trạng sốt thông thường. Điều này khiến chúng ta chăm sóc bé chưa đúng cách, vì vậy việc phân biệt rõ ràng hai hiện tượng trên là cực kỳ cần thiết.

Điểm chung của hai hiện tượng trên đó là thân nhiệt của bé cao hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc liên tục. Đôi lúc các em bé còn trở nên biếng ăn, bỏ bú. Điều này khiến các bậc phụ huynh không giấu được sự lo lắng.

* Hiện tượng trẻ sốt do mọc răng

Có thể nói sốt do mọc răng là tình trạng không hiếm gặp đối với trẻ nhỏ, vậy làm sao để chúng ta phân biệt tình trạng này với việc trẻ bị ốm vặt?

Các em bé khi bắt đầu mọc răng thường có một số triệu chứng rất đặc trưng, ví dụ như chảy dãi rất nhiều, phần nướu răng có dấu hiệu sưng và bé cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Chính vì thế, trong thời gian mọc răng, các em bé thường tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, thỉnh thoảng là đờ đẫn, cha mẹ nên lưu ý hiện tượng này nhé!

Mẹ đã biết gặm nướu dùng khi nào chưa?

Trong thời gian mọc răng, trẻ thường gặm các đồ vật xung quanh.

Ngoài ra, trẻ nhỏ đang mọc răng cũng hay có thói quen cắn hoặc gặm các đồ vật xung quanh mình bởi chúng đang cảm thấy ngứa răng, khó chịu ở nướu răng. Mọc răng sẽ khiến con trẻ có cảm giác khó chịu vì thế bé thường xuyên thấy khó ngủ. Đây là điều hết sức bình thường.

Đặc biệt, khi bị sốt do mọc răng thân nhiệt của trẻ không quá cao nên cha mẹ chăm sóc rất dễ dàng. Các hiện tượng như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy gần như không xảy ra. Với những dấu hiệu kể trên, chắc hẳn cha mẹ đã phần nào nắm được hiện tượng trẻ bị sốt vì mọc răng sẽ diễn ra như thế nào.

* Hiện tượng trẻ sốt thông thường

Khi bị sốt thông thường, thân nhiệt của bé thường dao động từ 38 độ C trở lên, kèm theo đó là một số hiện tượng như: rét run người hoặc là hay bị đổ mồ hôi trộm. Trong trường hợp này, tình trạng sốt cao khiến cơ thể bé bị mất nước và trở nên mệt mỏi, uể oải vô cùng.

Khác với hiện tượng trẻ sốt mọc răng, trong trường hợp này các em bé có thể bị sổ mũi, đau họng. Trẻ nhỏ biếng ăn hơn so với bình thường vì cơ thể mệt mỏi, đắng miệng, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị sốt, bé có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc rơi vào tình trạng sốt cao tùy vào các tác nhân gây bệnh. Trong đó một số nguyên nhân chính thường gặp đó là cơ thể bé bị vi rút, vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sốt.

Phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh với sốt bệnh | Vinmec

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ mất nước khiến các bé cảm thấy mệt mỏi.

Một số lý do khác có thể kể đến như là: bé bị rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt,… Ngoài ra, hiện tượng sốt cũng có thể xảy ra như một tác dụng phụ sau khi các em bé đi tiêm chủng vắc xin.

Trong từng trường hợp khác nhau, cha mẹ cần tìm ra những phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe.

3. Chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy em bé nhà mình bị sốt do mọc răng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách nhé!

Nếu như bé sốt dưới 38 độ C, cha mẹ không nhất thiết cho con uống thuốc, tốt nhất bạn hãy cho bé uống Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ khi con sốt trên 38 độ C. Đặc biệt các em bé sốt cao kèm biểu hiện co giật nên được đưa đi khám kịp thời.

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ bị mất rất nhiều nước, chúng ta nên tăng cường bổ sung nước bằng cách cho con bú sữa, uống nước hoa quả hoặc oresol để bù nước cho cơ thể bạn nhé! Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ấm để lau mát cho bé. Cách này giúp bé hạ sốt rất nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra các bạn nên để trẻ nhỏ mặc những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để bé mau khỏi bệnh. Bạn hạn chế để bé mặc đồ quá kín, khó thở nhé!

Trong thời gian con mọc rằng các bậc phụ huynh cũng đừng quên vệ sinh răng thật sạch sẽ cho trẻ nhỏ nhé! Sau khi bé bú mẹ hoặc ăn, bạn hãy vệ sinh nướu sạch, dùng khăn mềm lau nước dãi cho bé!

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng