Rối loạn hô hấp: Những điều mẹ cần biết ở trẻ sơ sinh

Trẻ sinh thiếu tháng sẽ có nguy cơ gặp phải các chứng rối loạn hô hấp. Vậy tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?

Phổi là một trong những cơ quan cuối cùng phát triển ở cơ thể trẻ suốt thời gian bé còn ở trong bụng mẹ. Một vài bộ phận trong phổi của trẻ sẽ không phát triển cho đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh thiếu tháng, phổi sẽ không đủ thời gian phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể dẫn đến những chứng rối loạn hô hấp khác nhau.

rối loạn hô hấp

Nguyên nhân gây rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh

Sinh thiếu tháng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các chứng rối loạn hô hấp ở trẻ em. Nếu phổi của bé không được phát triển đầy đủ cho đến ngày sinh, thì bé có thể mắc phải những vấn đề về hô hấp. Những khuyết điểm bẩm sinh cũng ảnh hưởng đến phổi của trẻ hoặc sự phát triển của đường dẫn khí cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề về hô hấp.

Những triệu chứng rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh

rối loạn hô hấp

Nếu con yêu mắc chứng rối loạn hô hấp, bé có thể bộc phát những triệu chứng ngay sau khi sinh hoặc sau đó vài ngày. Các triệu chứng bao gồm:

  • Không thở được

  • Thở không đều

  • Thở khò khè

  • Mũi phập phồng

  • Co thắt ngực.

Những loại rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh

Có nhiều loại rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh liên quan đến sự phát triển của phổi. Những chứng này thường bộc phát khi trẻ sinh trước khi phổi được phát triển hoàn thiện. Dưới đây là những tình trạng rối loạn hô hấp mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải:

Hội chứng suy hô hấp

Nếu con yêu sinh non, chất hoạt động bề mặt của trẻ sẽ không phát triển đầy đủ. Điều này làm cho phổi tổn thương và gây khó thở, đây được gọi là hội chứng suy hô hấp. Tình trạng này phổ biến nhất ở những trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh thiếu tháng (thiếu khoảng 6 tuần hoặc hơn).

Ngưng thở khi ngủ (Apnea)

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng bé không thở trong suốt 20 giây trong lúc ngủ và cũng có thể xảy ra nếu trẻ không thở dưới 20 giây. Ngưng thở khi ngủ thường xuất hiện cùng với những triệu chứng như tim và mạch đập chậm hoặc da bé xanh xao, tím tái. Con yêu có thể mắc phải bệnh này nếu bị sinh thiếu tháng và khi hệ thần kinh (bộ phận kiểm soát hô hấp của trẻ) vẫn còn non nớt.

Viêm phổi

Nếu con yêu sinh non và phổi chưa phát triển hoàn thiện thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao. Cứt su (Meconium) chính là loại phân đầu tiên mà trẻ sơ sinh thải ra ngay trong tử cung của mẹ. Bé có thể hít phải loại phân này sau khi sinh và dẫn đến nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi. Tình trạng còn được gọi bằng hội chứng hít nước ối phân su.

Cách phòng ngừa

Không phải lúc nào việc phòng ngừa chứng rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh cũng dễ dàng đối với các bậc cha mẹ và cả bác sĩ. Nếu đang mang thai, bạn có thể thực hiện theo những mẹo vặt sau để ngăn ngừa tình trạng sinh non, hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh của trẻ:

  • Khám bác sĩ thường xuyên để liên tục cập nhật tình hình sức khỏe của mẹ và con

  • Có chế độ ăn uống khỏe mạnh

  • Không hút thuốc

  • Không sử dụng thuốc kích thích

  • Tránh dùng rượu bia và các loại thức uống chứa cồn.

Trẻ sơ sinh thường ốm yếu và dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp vì khả năng đề kháng cũng như miễn dịch của con vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, nếu con có dấu hiệu của việc rối loạn hô hấp thì bố mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra để phát hiện và chữa bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé dùng các thiết bị hỗ trợ hô hấp như máy xông mũi họng nén khí.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.