Sắn luộc: Món ăn dân dã, bà bầu có nên ăn hay không?

Có rất nhiều bà bầu muốn ăn sắn luộc và các món liên quan tới củ sắn nhưng e ngại loại thực phẩm này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu bà bầu có nên ăn sắn hay không qua bài viết dưới đây nhé!

Sắn là loại thực phẩm được nhiều người biết tới. Thậm chí đây còn là món ăn gây thương nhớ của nhiều người. Có nhiều bà bầu thắc mắc rằng có nên ăn sắn luộc và các món liên quan tới sắn không.

Những chất dinh dưỡng có trong củ sắn

Sắn cung cấp lương tinh bột và một số chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng ăn sắn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khoẻ. Vì vậy, bà bầu cần phải hết sức chú ý khi ăn.

san luoc

Cụ thể, trong sắn có chứa Calo: 112 Kcal, phốt pho: 5% RDI, canxi: 2%. Bên cạnh đó trong sắn cũng có nhiều vitamin B1, B2 và một số chất dinh dưỡng khác như kali và chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa và chứa cả chất chống lão hóa.

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng trên thì củ sắn cũng có chứa chất độc và hàm lượng độc tố sẽ tăng lên trong quá trình lưu trữ. Độc tố này tồn tại nhiều ở phần vỏ, đầu và đuôi của sắn. Phụ nữ mang thai ăn sắn nếu nhiễm phải độc tố này có thể bị ngộ độc, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Vậy bà bầu có nên ăn củ sắn không?

Các mẹ bầu sức đề kháng giảm, cơ thể nhạy cảm hơn. Vậy ăn sắn có được không. Câu trả lời là có nhưng tốt nhất là bà bầu nên hạn chế ăn. Nếu ăn thì chỉ nên ăn với số lượng ít. Và khi ăn sắn thì nên tìm hiểu kỹ loại sắn mình ăn, chọn loại ta và nên chế biến kỹ trước khi ăn.

Mặc dù sắn có chứa độc tố nhưng độc tố này lại rất dễ bay hơi và tan trong nước, do đó việc loại bỏ chất độc này cũng đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn biết chế biến sắn đúng cách.

Những lưu ý khi ăn sắn luộc:

Trước khi luộc sắn, nên lột sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đó là những nơi có chứa nhiều độc tố nhất. Sau đó, ngâm sắn trong nước sạch khoảng 1 tiếng rồi rửa lại với nước nhiều lần.

Khi luộc, nên mở nắp để độc tố tan theo nước và bay hơi đi. Chỉ nên ăn vừa đủ, tránh ăn nhiều và thường xuyên. Không ăn sắn đắng (khoai mì cao sản) vì giống này có hàm lượng HCN cao. Tránh ăn những củ sắn để lâu, nếu bị nổi đốm xanh thì tuyệt đối không được ăn.

Nên ăn sắn đã được cắt lát, hoặc bột sắn đã phơi khô chế biến làm các món ăn để giảm độc tố. Không nên ăn sắn nướng, bởi như vậy độc tố trong nó hầu như vẫn tồn tại.

Một lưu ý quan trọng nữa đó là: Khi mẹ bầu đói không nên ăn sắn luộc.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu bà bầu có nên ăn sắn không. Hãy cân nhắc kỹ trước khi ăn để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất trong thai kỳ nhé!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng