Sau sinh để mau hồi phục, không bị hậu sản, mẹ chú ý làm điều này

24 giờ sau sinh là thời điểm rất quan trọng, mẹ đừng quá quan tâm đến con mà hãy chú ý đến bản thân mình. Đây là 7 điều quan trọng mẹ nên làm trong vòng 24 giờ sau sinh.

1. Vẫn cần quan sát lượng máu chảy trong vòng 2 giờ sau sinh

Trong vòng 2 giờ sau sinh là khoảng thời gian quan trọng để theo dõi và điều trị băng huyết sau sinh. Lượng máu chảy ra trên 400 ml trong vòng 2 giờ sai sinh sẽ được đánh giá là băng huyết sau sinh và cần điều trị kịp thời.

sau sinh

Ngoài ra, nếu giai đoạn sau lượng máu ra nhiều và xuất hiện các triệu chứng của sốc xuất huyết như tái nhợt, mạch nhanh và mỏng, chóng mặt, da tái xanh, da sần sùi… cần báo ngay cho nhân viên y tế và để bác sĩ xử lý.

2. Chú ý đến sự hồi phục của tử cung

Sau khi sinh, tử cung có thể to bằng quả bóng do vừa đẩy em bé ra ngoài, mẹ có thể sờ thấy tử cung vẫn còn lồi lên trong bụng. Nếu tử cung mềm, mẹ cần chú ý vì có thể bạn đang bị băng huyết.

Nói chung trong phòng nghỉ, y tá sẽ giúp bạn ép cơ tử cung để tử cung co hồi nhanh hơn. Bạn nên hợp tác với nhân viên y tế. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy thông báo cho bác sĩ kịp thời.

3. Theo dõi sản dịch

Sản dịch trong vòng 24 giờ chứa nhiều máu và mô đã hoại tử. Tình trạng này kéo dài khoảng 4 ngày. Theo thời gian, màu sắc của sản dịch sẽ nhạt dần và lượng sản dịch cũng giảm dần.

4. Ra khỏi giường càng sớm càng tốt

Sau khi sinh, mẹ cần ra khỏi giường và đi lại nhẹ nhàng. Đi, đứng giúp tăng cường lưu thông máu và tiết sản dịch. Sinh thường tiêu hao nhiều thể lực, trong trường hợp bình thường, mẹ sau sinh cần yên nằm trên giường 6 tiếng sau khi sinh.

sau sinh

Sau đó, bạn hãy ra khỏi giường để tập đi lại. Mẹ sinh mổ có thể ra khỏi giường 24 giờ để tránh ảnh hưởng đến vết thương trên bụng. Mặc dù rất đau nhưng bạn vẫn nên cố gắng ra ngoài đi lại một chút. Sản phụ nằm trên giường quá lâu dễ gây hình thành cục máu đông, dễ gây nhiễm trùng, viêm nhiễm. Khi ra khỏi giường, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của người nhà để tránh bị ngã, ngất xỉu…

5. Cho trẻ bú sữa mẹ

Nửa tiếng sau khi sinh, mẹ đã có thể cho con bú rồi. Bú mẹ giúp trẻ tránh bị hạ đường huyết, cơ thể mẹ lại tiết sữa nhanh hơn.

Thông thường, sữa mẹ tiết ra trong vòng một tuần sau khi sinh được gọi là sữa non, giúp tăng cường khả năng chống lại sự xâm nhập của vi trùng và đường hô hấp của trẻ sơ sinh, đồng thời có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Sữa non là thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh.

Khi mới sinh con, người mẹ thường có rất ít sữa, đừng quá lo lắng. Hãy vắt sữa, cho trẻ bú thật nhiều để kích thích cơ thể tiết sữa mẹ.

6. Đi tiểu càng sớm càng tốt

Sau khi sinh, các bà mẹ phải đi tiểu càng sớm càng tốt. Do trong quá trình sinh nở, đầu thai nhi hạ thấp xuống sẽ chèn ép bàng quang và niệu đạo, gây liệt bàng quang và giãn cơ bụng, dẫn đến bí tiểu. Việc bàng quang bị căng quá mức có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung và cũng có thể gây băng huyết sau sinh. Vì vậy, sản phụ cần đi tiểu càng sớm càng tốt.

Các bà mẹ sinh thường có thể tự đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ sau sinh. Tuy nhiên do chấn thương vùng âm hộ nên mẹ có thể sợ đau và không dám đi tiểu. Tình trạng này dễ dẫn đến bí tiểu. Khi bạn bị bí tiểu hoặc tiểu không hết, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ống thông đặt trước khi sinh mổ sẽ được rút ra sau mổ 24-48 giờ. Sau khi rút ống thông, mẹ nên uống nhiều nước kịp thời và đi tiểu càng sớm càng tốt. Đặt ống thông quá lâu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

7. Chăm sóc bản thân để ngăn ngừa các biến chứng

Nếu sản phụ không được chăm sóc tốt trong vòng 24 giờ sau sinh, bạn sẽ gặp một số biến chứng như thiếu máu, ít sữa, viêm tuyến vú, viêm tử cung, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, v.v. Vì vậy, chị em sau sinh phải đặc biệt chú ý vệ sinh và hợp tác với nhân viên y tế để vệ sinh vùng kín. Nếu sản phụ bị sốt sau sinh phải báo cho bác sĩ kịp thời để tránh tình trạng bệnh chậm trễ.

Sinh nở là một trong những cột mốc ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Ngoài đối mặt với nguy cơ hậu sản, sản phụ còn phải đối mặt với những vấn đề khác nhau như cơ thể bị biến dạng, rạn da do sinh nở, các mẹ phải kịp thời điều chỉnh tâm lý. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Tất nhiên, sự quan tâm, chăm sóc của người chồng và những người thân trong gia đình là nhân tố giúp điều tiết tâm trạng của sản phụ.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?