Sinh mổ bao lâu hết sản dịch, cần làm những gì để cơ thể phục hồi?

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch và những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh mổ là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sau sinh mổ, sản dịch kéo dài khiến nhiều chị em thấy khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, phổ biến sau khi sinh.

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch?

Sản dịch là cơ chế sinh lý bình thường ở phụ nữ sau sinh, khi sinh mổ thường có sản dịch ít hơn. Qúa trình sản dịch thường kéo dài từ 2-6 tuần.

Trong 3 ngày đầu, sản dịch bao gồm máu loãng và cục mái nhỏ có màu đỏ sẫm. Những ngày sau đó, sản dịch loãng dần và có màu nhạt hơn, có màu hồng nhạt.

Tiếp theo từ 7- 10 ngày sau sinh, trong máu sinh có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng. Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi đi qua âm đạo sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi.

sinh mo bao lau het san dich

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ ra sản dịch kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, chị em có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Hiện tượng 1 tháng sau sinh mổ vẫn ra máu

Nhiều thai phụ lo lắng khi sinh mổ hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch. Tuy nhiên, sản dịch thường hết trong vòng 20 ngày, có thể kéo dài đến 45 ngày nhưng trường hợp này rất ít.

Nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch, đây là tình trạng do sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Sau mổ, chị em tốt hơn hết vẫn nên lưu ý tắm gội và vệ sinh vùng kín vì những vi khuẩn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, cùng với những vi khuẩn ẩn nấp sẵn có trong âm đạo, tạo cho tử cung trở thành môi trường hết sức thuận lợi để gây ra nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy, có thể thận trọng vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sau mổ dựa trên những lưu ý.

  • Khi vừa sinh mổ xong chị em nên hạn chế đi lại hoặc di chuyển hết sức nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc bước lên xuống cầu thang. Đồng thời xuyên sử dụng khăn bông sạch thấm dịch từ âm đạo chảy ra để giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại ướt để lau.

sinh mo bao lau het san dich

  • Tránh tiếp xúc với nước quá nhiều trong quá trình tắm, gội, vệ sinh vùng kín vì dễ dẫn đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Tốt hơn hết hãy lau rửa bằng nước ấm. Đối với vùng kín, lau rửa ngày 2/3 lần với nước đun sôi để nguội xuống nhiệt độ vừa phải.
  • Hạn chế ra ngoài đến những nơi thoáng gió vì cơ thể sau khi sinh xong thường rất nhạy cảm, rất dễ bị cảm lạnh.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc câu hỏi sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch. Hi vọng, các mẹ sẽ bớt lo lắng và chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể phục hồi.

 

Nguồn : bau.vn

  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.