Sự quan trọng của DHA và bổ sung DHA cho bà bầu vào tháng thứ mấy thai kỳ là tốt nhất?

Bổ sung DHA cho bà bầu là điều cần thiết trong thai kỳ để giúp mẹ khỏe con khôn, DHA có vai trò phát triển não bộ và thị lực của trẻ tốt hơn.

Bên cạnh việc phát triển thai nhi, bổ sung DHA cho bà bầu giúp cơ thể sản phụ giảm thiểu các bệnh. Vậy nên bổ sung DHA từ tháng thứ mấy là phù hợp nhất? Cùng Bau.vn tìm hiểu bài viết để không bỏ lỡ chất quan trọng này cho cơ thể.

DHA có tác dụng gì với mẹ bầu?

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một loại axit béo không no, chiếm tỉ lệ lớn trong chất xám của não bộ và chiếm 60% trong võng mạc. Đây là dưỡng chất cần thiết cho hình thành não bộ và thị giác của trẻ từ khi trong bụng mẹ đến hai năm đầu đời.

bo sung dha cho ba bau

Não bộ của thai nhi được hình thành và phát triển bắt đầu từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ. Bé bắt đầu hình thành thị giác và thính giác, cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe được giọn nói và tiếp nhận thông tin từ tuần thứ 13 đến tuần 24. Đến gần ngày sinh, kích thước não bộ của em bé bằng 1/4 so với người trưởng thành. Một vài nghiên cứu cho thấy, DHA chiếm tỉ lệ cao tỏng tổ chức thần kinh và võng mạc. Bởi vậy, thiếu hụt DHA ảnh hưởng không ít đến sự phát triển này.

Ngoài đóng vai trò phát triển não bộ và thị giác, DHA còn giúp trẻ sơ sinh phát triển về cân nặng, giúp cân nặng được duy trì ổn định trong suốt thai kỳ.

Không bổ sung DHA cho bà bầu có được không?

Trong suốt quá trình mang thai, nếu không bổ sung DHA cho bà bầu sẽ có tác động rất lớn đến thai nhi, sự thông minh của trẻ, khả năng kiểm soát hành vi…

1. Với thai nhi

Đối với thai nhi, việc mẹ thiếu hụt DHA sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tế bào hồng câu. Từ đó, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy để phát triển toàn diện cho bào thai. Trong đó, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt chịu tác động lớn nhất, hạn chế độ thông minh, khả năng học tập và ghi nhớ, giảm thị lực của trẻ so với mức tiêu chuẩn.

bo sung dha cho ba bau

2. Với mẹ bầu

Đối với mẹ bầu, thiếu DHA gây ảnh hưởng đến cả sản phụ và thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ đối diện với sinh non, tiền sản giật, tệ hại hơn là chứng trầm cảm sau sinh. Về sau chịu ảnh hưởng của các vấn đề mãn kinh, loãng xương, các bệnh lý tim mạch…

Những tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển não bộ của trẻ và sức khỏe của mẹ, khiến DHA trở thành dưỡng chất không thể thiếu và cần được bổ sung trong thai kỳ.

Nên bổ sung DHA cho bà bầu vào tháng thứ mấy?

Qúa trình phát triển trí não của trẻ được hình thành từ rất sớm. Thế nhưng, bắt đầu từ tháng thứ 3, một số chức năng của thính giác, thị giác phát triển mạnh nên giai đoạn này bổ sung DHA là cần thiết nhất.

Đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cũng cần chú ý bổ sung DHA để bé hoàn thành việc phát triển não bộ, thị giác và có sức khỏe để chuẩn bị chào đời.

Nhu cầu DHA trong thai kỳ theo giai đoạn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và bác sĩ, trong mỗi giai đoạn của thai kỳ có nhu cầu DHA khác nhau, nhưng trong khoảng 100-200mg DHA mỗi ngày.

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Cần chú trọng việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đa dạng nguồn dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sảy thai. Giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung DHA từ các thực phẩm tự nhiên, ăn uống hàng ngày.

bo sung dha cho ba bau

2. Tam cá nguyệt thứ hai

Đây là giai đoạn cần tăng tốc và bổ sung DHA nhất cho cơ thể. Vì 3 tháng này não của thai nhi phát triển mạnh mẽ, liên tục với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong một phút. Bởi vậy, DHA đóng vai trò trong việc cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng khả năng trao đổi chất, thông tin giữa các tế bào thần kinh.

3. Tam cá nguyệt thứ ba 

Giai đoạn này cũng cần bổ sung DHA khá cao vì lúc nào não bộ và các thị giác, thính giác của trẻ đang dần hoàn thiện. Giúp mẹ bầu phòng tránh được sinh non, tiền sản giật và bé phát triển tốt những năm tháng đầu đời.

Việc bổ sung DHA cho bà bầu có thể làm theo 2 cách: bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên và viên uống bổ sung DHA. Tùy vào lượng DHA thiếu hụt mà mẹ bầu có cách bổ sung phù hợp. DHA rất quan trọng với mẹ và thai nhi, cần cho sự phát triển của con, vì thế không được bỏ qua DHA nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, 3.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.