Thai nhi 12 tuần tuổi và những biến đổi kỳ diệu

Thai 12 tuần đã có kích thước cơ thể tương ứng với phần đầu. Đây là tuần đánh dấu những bước phát triển quan trọng của bé. Đồng thời, mẹ cũng đang bước sang tam cá nguyệt thứ hai với nguồn năng lượng dồi dào hơn

Thai nhi 12 tuần có gì mới?

Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, cân nặng khoảng 28gr. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và  duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.

Thai nhi 12 tuần tuổi: Các ngón tay của bé đã có phản xạ

Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này. Cũng trong lúc này, thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Ở thai 12 tuần, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành như vũ bão trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi. Khuôn mặt bé không còn giữ lại dáng dấp người ngoài hành tinh trong những bộ phim kinh điển mà đã giống với người bình thường, khi đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí. Ngoài ra, cổ của bé cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.

Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.

Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình.

Tuần thứ 11 đến 14 cũng là cơ hội duy nhất để tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là một buổi kiểm tra siêu âm quan trọng trong thai kỳ, giúp đánh giá chính xác nguy cơ bị mắc hội chứng Down ở thai nhi.

Mang thai 12 tuần, mẹ thay đổi ra sao?

Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này lại mang đến tác dụng tốt cho bạn: những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.

Cơ thể bạn có thể đã đầy đặn hơn thấy rõ và đã đến lúc để sắm một loạt quần áo lớn hơn. Đặc biệt, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, phần bụng chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều và cần quần áo rộng rãi.

Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.

Khi mang thai tuần 12, bạn cũng có thể nhận thấy huyết trắng tiết ra nhiều và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra. Kỳ thật, nhiều huyết trắng là điều hết sức bình thường khi mang thai. Chỉ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.

Tuần tiếp theo sẽ bắt đầu giai đoạn giữa của thai kỳ, thời gian tương đối dễ chịu với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi ở đầu thai kỳ. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy sự ham muốn tình dục tăng rõ rệt trong thời gian này. Còn nhiều tháng trước khi đến ngày sinh, nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, chất lỏng giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa bắt đầu chảy.

Bố mẹ nên làm gì khi thai 12 tuần?

Gợi ý 1: Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bạn đời

Bạn hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách viết ra danh sách những điều mong muốn cả hai luôn làm hoặc không bao giờ làm. Tương tự, chồng bạn cũng đưa ra một danh sách. Sau đó cả hai có thể cùng xem và quyết định sẽ giữ lại hành động nào và thay đổi gì trong cách nuôi dạy con trẻ.

Gợi ý 2: Chuẩn bị một khoản ngân sách cho con

Hãy cùng ngồi lại để xem qua những khoản chi mới phát sinh: Quần áo mới, tã, thức ăn, đồ chơi và các đồ dùng khác. Hãy xem bạn có thể cắt giảm khoản chi nào để dự phòng cho nhu cầu của bé con. Với những bước này, bạn đã có thể bắt đầu để dành cho con rồi đấy.

thai 12 tuan

Gợi ý 2: Chuẩn bị một khoản ngân sách cho con

Hãy cùng ngồi lại để xem qua những khoản chi mới phát sinh: Quần áo mới, tã, thức ăn, đồ chơi và các đồ dùng khác. Hãy xem bạn có thể cắt giảm khoản chi nào để dự phòng cho nhu cầu của bé con. Với những bước này, bạn đã có thể bắt đầu để dành cho con rồi đấy.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.