Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?

Thai nhi 3 tuần tuổi vẫn còn là giai đoạn rất sớm của quá trình mang thai, tuy nhiên bạn có thể cảm nhận được các dấu hiệu mang thai.

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ đem đến các thông tin cần thiết về thai nhi 3 tuần tuổi mà có thể các mẹ mang thai lần đầu sẽ cần quan tâm.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi 3 tuần tuổithai nhi 3 tuan tuoi

Chảy máu âm đạo

Nếu phôi thai nhỏ đã đến được với tử cung và làm tổ ,bạn có thể thấy âm đạo xuất ra máu lốm đốm.

Buồn nôn

Khi hormone thai kỳ hCG bắt đầu tăng lên, bạn có thể nhận thấy một số cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Tùy vào thể trạng mà mỗi phụ nữ sẽ trải qua hiện tượng ốm nghén khác nhau, có người bị ốm nghén nặng ngay từ những tháng mang thai đầu trong khi một số mẹ bầu khác lại không găp quá nhiều vất vả đối với tình trạng này.

Thay đổi ở ngực mẹ bầu

Ngực của phụ nữ mang thai có thể bắt đầu đau và núm trở nên sậm màu hơn thâm đen do cơ thể bạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tạo sữa.

Thai nhi 3 tuần tuổi siêu âm có thấy không?thai nhi 3 tuan tuoi

Đây là thắc mắc của không ít phụ nữ, theo các chuyên gia, khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần, bạn vẫn chưa thể thấy được gì do lúc này này bé còn rất nhỏ (cỡ 1 hạt gạo mà thôi).

Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn lúc này một em bé đang lớn và phát triển bên trong mẹ. Mặc dù chỉ là thai nhi 3 tuần tuổi, nhưng bé lúc này đang phát triển hết sức mình.

Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.

Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.

Phụ nữ mang thai 3 tuần nên ăn gì?thai nhi 3 tuan tuoi

Khi có thai 3 tuần, phụ nữ mang thai nên tập trung vào việc lựa các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết cho quá trình mang thai.

Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy thử pha trà gừng, uống một ít nước canh súp hoặc ăn một quả chuối. Ngay cả kem, sữa chua cũng là lựa chọn thú vị để bạn bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn kèm thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến những chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Cuối cùng, phụ nữ mang thai 3 tuần nên uống đủ nước cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu, từ đó giúp cho quá trình mang thai của bạn diễn ra suôn sẻ nhất.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.