Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.

Bởi vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.

Vai trò dinh dưỡng đối với trẻ mầm non

dinh duong cho tre mam non

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các thói quen ăn uống. Do đó, nếu không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng thì trẻ có thể sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng cũng như sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ như:

  • Suy dinh dưỡng: là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như năng lượng, đạm hoặc các vi chất dinh dưỡng quan trọng. Điều đó gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Thừa cân, béo phì: ngược lại với suy dinh dưỡng. Đây là bệnh lý gây nên bởi năng lượng cung cấp vào cơ thể nhiều hơn năng lượng tiêu hao và tích tụ lại thành mỡ thừa. Trẻ sống ở thành thị sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe của trẻ.
  • Biếng ăn là tình trạng bắt nguồn như các nguyên nhân như: bệnh lý, thức ăn không đúng với sở thích của trẻ, do ảnh hưởng của thuốc hoặc tâm lý.

Vì thế, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non một cách khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ cũng như giú trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt những năm về sau này.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mầm non

dinh duong cho tre mam non

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ nên được cung cấp trung bình khoảng từ 1230 kcal đến 1320 kcal trong một ngày. Trong đó, tỷ lệ chất bột đường chiếm 52% đến 60%, 13% đến 20% cho chất đạm và từ 25% đến 35% là chất béo trên tổng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Cụ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết được bổ sung qua thực phẩm bao gồm:

  • Chất đường bột: khoảng 3 – 4 bát cơm hoặc cháo đặc
  • Chất đạm: khoảng 120 – 150 gam thịt, cá trứng, tôm, cua…
  • Chất béo: 30g dầu, mỡ, bơ…
  • Trái cây, rau quả: khoảng 300 gam
  • Vitamin A: 1000 IU
  • Vitamin D: 400ID
  • Canxi: 500mg

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao phù hợp để tăng khả năng phát triển về cân nặng và chiều cao một cách toàn diện. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ mầm non cần hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất trong khoảng thời gian 60 phút mỗi ngày với các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy,…

Nguyên tắc giúp bố mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé

dinh duong cho tre mam non

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như thói quen ăn uống của trẻ trong tương lai. Do đó, việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ mẫu giáo là cực kỳ cần thiết. Dưới đây là một số nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Khẩu phần ăn cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày để trẻ có thể tham gia tất cả mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày, học tập đến vui chơi. Như vậy thì bố mẹ cần cung cấp cân đối các nhóm chất cơ bản bao gồm protein, glucid, lipid, vitamin và chất khoáng, chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ.
  • Đa dạng món ăn mỗi ngày có thể kích thích khẩu vị của trẻ và giúp trẻ ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn. Bởi vậy, bố mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ các nhóm thực phẩm cũng như các lựa chọn thay thế các loại thực phẩm trong cùng nhóm hoặc trong cùng một tầng của tháp dinh dưỡng để đa dạng hóa bữa ăn của trẻ.
  • Khẩu phần ăn nên được xây dựng theo sở thích của trẻ và phù hợp với từng mùa. Ví dụ như hãy ưu tiên bổ sung các món nhiều nước, thanh lọc cơ thể như các loại nước ép trái cây, hoa quả vào mùa hè. Còn đối với mùa đông, bố mẹ có thể bổ sung các món chiên xào, hầm nhừ. Bên cạnh đó, sử dụng thực phẩm theo mùa còn các tác dụng nhằm đảm bảo đa dạng, chất dinh dưỡng và đặc biệt vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hệ tiêu hoá của trẻ ở độ tuổi mầm non vẫn nhạy cảm với những tác hại xung quanh môi trường. Vì thế cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và đặc biệt không chứa hoá chất bảo vệ thực vật tránh gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?