Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đề có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Vì sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai. Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Hơn nữa quá trình tăng cân của người mẹ (nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba) diễn ra rất nhanh, làm tăng gánh nặng lên cột sống, nhất là phần lưng. Tất cả những thay đổi này có tác động đến đĩa đệm giữa hai đốt sống, làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, trên thực tế có khá nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cố gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm

Bà bầu bị đau cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không cho mẹ và thai nhi?

Theo nhận định của các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh con. Tuy nhiên, căn bệnh này gây nhiều đau đớn và khó khăn cho bà bầu trong quá trình thai kỳ. Nếu không chữa trị bệnh dứt điểm, cơn đau sẽ càng tăng mức độ dữ dội và thường xuyên hơn.

Ngoài ra, các thai phụ không được dùng thuốc giảm đau vào khoảng thời gian thai kỳ vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy nên không ít chị em phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ vì phải gánh chịu các cơn đau dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuốc sống giảm sút.

Không những thế, thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường như: teo cơ, yếu liệt, ảnh hưởng khả năng vận động và đi lại.

Thoát vị đĩa đệm

Lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường 

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai

Để ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các chị em thai phụ cần lưu ý các điều sau đây:

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
  • Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn.
  • Chú ý các hoạt động đi lại và vận động, tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột ảnh hưởng vùng cột sống thắt lưng.
  • Thường xuyên luyện tập các bộ môn: đi bộ, bơi lội, yoga…với cường độ phù hợp, giúp cơ xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu. Tuyệt đối tránh các dạng bài tập gây mệt và buộc cơ thể phải thở nhanh, những bài tập có nguy cơ cao bị ngã hoặc chấn thương vùng bụng.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng để giảm đau nhức. Động tác này đặc biệt rất tốt cho thai nhi.

Nguồn : bau.vn