Tiết lộ mẹo trẻ hết thức đêm để mẹ và con cùng ngủ ngon

Trẻ thức đêm nhưng ngủ ngày hoặc giấc ngủ không sâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Đây cũng là nỗi ám ảnh của nhiều ba mẹ vì mệt mỏi thức đêm cùng con. Vậy mẹo chữa trẻ thức đêm như thế nào để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon?

Giấc ngủ là liều thuốc bổ giúp cơ thể trẻ nhỏ sản xuất hormone tăng trưởng cho hệ xương và cơ bắp. Mặc khác, giấc ngủ sẽ giúp tế bào não của trẻ phát triển nhiều nhất. Vì vậy, nếu trẻ thức đêm hoặc giấc ngủ không sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này và có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, mất tập trung… Dưới đây là mẹo chữa trẻ thức đêm để giúp bé lấy lại giấc ngủ trọn vẹn cùng ba mẹ.

1. Mẹo chữa trẻ thức đêm do đói bụng

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa nhiều lần dù là đêm hay ngày. Nếu bé bú sữa mẹ thì sẽ nhanh tiêu hóa hơn bú sữa công thức. Chính vì vậy, trẻ dễ dàng tỉnh giấc về đêm do đói sữa.

thuc dem

Đói bụng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thức suốt đêm. Bé cần ăn nhiều lần để phát triển toàn bộ các cơ quan và hoàn thiện chức năng. Vì vậy, mẹ không nên thay đổi nhu cầu này của con. Thay vào đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ sữa mà bé cần. Nếu bé đã bước sang giai đoạn ăn dặm thì mẹ cần chú ý bổ sung thực phẩm nào cho con no bụng để dễ ngủ nhé.

Ngoài ra, khát nước cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ. Mẹ có thể cấp nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước uống.

2. Trường hợp bé nhầm lẫn ban ngày và ban đêm

Trong một giai đoạn nhất định, chu kỳ ngủ-thức của bé bị đảo ngược nên tình trạng thức đêm, ngủ ngày xuất hiện làm ba mẹ mệt mỏi và kiệt sức. Có thể là do một số yếu tố tác động làm con không phân biệt rõ ngày và đêm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ xảy ra tạm thời trong một thời gian ngắn.

Nếu mẹ thấy giấc ngủ của con không đúng với bảng thời gian ngủ của trẻ, bạn hãy thử một số cách dưới đây để giúp bé trở lại nhịp sinh học bình thường, ngày chơi đêm ngủ.

Giữ cho tỉnh táo lâu hơn sau khi thức ở từng cữ ngủ buổi sáng

Đây là cách làm tăng nhu cầu ngủ vào ban đêm cho bé. Ba mẹ nên chơi đùa cùng con vài phút sau khi cho con bú thay vì để bé ngủ ngay sau đó.

Cho con tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Nguồn sáng tự nhiên giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học cũng như giúp bé hấp thụ vitamin D từ mặt trời. Bạn có thể đặt con nằm trong nôi hoặc trên giường ngủ cạnh cửa sổ có ánh sáng chiếu vào. Chú ý thời gian bé tắm nắng vào 6-7 giờ sáng để tránh các tia cực tím gây hại cho da.

Vào ban ngày nên tránh các yếu tố khiến bé dễ buồn ngủ

Một số trẻ có thể dễ đi vào giấc ngủ khi ôm gấu bông bé thích, ôm ti mẹ, nghe nhạc hoặc ngồi xe ô tô… Vì vậy, mẹ cần để ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của con để tránh khiến bé ngủ nhiều vào ban ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các yếu tố dưới đây để giúp con ngủ sâu giấc vào ban đêm.

  • Tắt đèn hoặc để đèn mức thấp ở chỗ ngủ của con: Tương tự như ánh sáng thì âm thanh và các hoạt động của ba mẹ cũng cần phải hạn chế tối đa để giúp con có giấc ngủ sâu và dài.
  • Cho bé ngủ nôi: Bạn có thể đặt bé nằm trong nôi có gối mềm êm ấm, tạo cảm giác thoải mái và an tâm để bé dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

3. Trẻ thức vì vấn đề sức khỏe

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu nên bé có thể cảm thấy khó chịu do một số tác nhân ảnh hưởng. Đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển tiếp sang một giai đoạn phát triển mới như:

  • Mọc răng
  • Cảm lạnh hoặc dị ứng
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Táo bón

Tất cả các lý do trên sẽ làm trẻ dễ dàng thức suốt đêm. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra, nếu nghi ngờ nguyên nhân do bị mọc răng, cảm lạnh hoặc bị dị ứng.

thuc dem

Mặc khác, nếu nguyên nhân là do đầy hơi thì mẹ có thể áp dụng các cách massage bụng cho trẻ sơ sinh để bé xì hơi ra ngoài.

4. Mẹo chữa trẻ thức đêm vì bé thích ngủ cùng ba mẹ

Một số trẻ rất quấn quýt với ba mẹ và quen với mùi hương thân thuộc, ấm áp này. Vì vậy, bé không muốn rời ba mẹ nửa bước và luôn muốn bạn chơi cùng bé kể cả ngày lẫn đêm.

Nhiều ba mẹ không muốn ngủ cùng con vì muốn tập tính tự lập cho bé. Dù vậy, bạn cũng có thể cho bé ngủ chung phòng nhưng không cùng giường để bé vẫn cảm thấy gần gũi và an tâm. Bên cạnh đó, bạn có thể để áo có mùi của ba mẹ bên cạnh để bé có cảm giác đang ngủ cùng bạn.

5. Mẹo chữa trẻ thức đêm do các yếu tố kích thích hệ thần kinh

Nếu ban ngày hoặc trước khi ngủ bé tiếp xúc với nhiều yếu tố kích thích thì có thể sẽ dễ dàng mất ngủ vì hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm.

Dưới đây là một số yếu tố làm kích thích hệ thần kinh còn non nớt của con:

Thực phẩm: Nếu mẹ đang cho con bú dùng một số thực phẩm có khả năng kích thích thần kinh như chocolate, cà phê, trà… thì có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Trẻ thức đêm cũng là dấu hiệu để bạn kiểm tra thực đơn hàng ngày của bé có các chất kích thích hoặc thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa của con hay không.

Bé chơi quá nhiều: Một nguyên nhân đơn thuần khác là do ban ngày bé chơi quá nhiều nên gây phấn khích cho não và làm trẻ thức suốt đêm.

Bé tiếp xúc với nhiều tiếng ồn: Tiếng ồn và các hoạt động nhộn nhịp cả ngày cũng khiến cho trẻ khó chuyển sang chế độ nghỉ ngơi về đêm.

Mỗi trẻ sẽ có một mức độ bị kích thích thần kinh khác nhau. Ví dụ, cùng đi hội chợ đông người, ồn ào, náo nhiệt vào buổi sáng, một số bé bị kích thích thần kinh mạnh thì đêm dễ mất ngủ. Nhưng một số còn lại thì không hoặc chỉ bị kích thích nhẹ. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý đến các phản ứng của con để điều chỉnh hoạt động phù hợp với bé.

Không thúc ép con phải làm theo ý người lớn: Đây cũng có thể là một áp lực làm kích thích hệ thần kinh khiến trẻ mất ngủ.

Tình trạng trẻ thức đêm có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng vẫn làm cho con mất sức và ba mẹ cũng mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân phổ biến trước mắt để kịp thời điều chỉnh sinh hoạt cho bé. Nếu mẹ nghi ngờ con thức đêm là do vấn đề sức khỏe thì cần đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra ngay để tránh diễn biến xấu hơn nhé.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.