Tìm hiểu nguyên nhân nổi hạch ở nách khi mang thai

Nổi hạch ở nách khi mang thai mặc dù không hiếm gặp nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy điều này có thực sự nguy hiểm không?

Nổi hạch ở nách khi mang thai là một trong nhiều thay đổi có thể xuất hiện ở mẹ bầu. Đôi khi mẹ bầu sẽ sờ thấy một cục u nhỏ ở nách mà dân gian thường hay gọi là cục hạch. Hiểu biết rõ về hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giữ được tâm lý ổn định và có cách điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hạch là những hạt nhỏ, hình bầu dục và nằm trong toàn bộ hệ thống bạch huyết của cơ thể. Hạch rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn… và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người.

Thông thường, bạn sẽ không sờ thấy hạch, chỉ đến khi cơ thể có một số thay đổi hoặc gặp các vấn đề về về sức khỏe thì hạch mới nổi lên. Vậy nguyên nhân nổi hạch ở nách khi mang thai là do đâu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi hạch ở nách

Nguyên nhân lành tính

  • Do chấn thương vùng nách, cánh tay, bàn tay, ngực gây nhiễm trùng

  • Bà bầu bị nhiễm khuẩn brucellosis, bartonella

  • Do biến chứng từ việc cấy ghép chất lạ vào cơ thể như silicone.

  • Bà bầu bị thủy đậu, bạch cầu, sởi, HIV…

  • Do nhiễm vi khuẩn lao.

  • Tác dụng phụ xuất hiện sau tiêm phòng.

Nguyên nhân ác tính

  • Dấu hiệu sớm của các khối u tại các hạch bạch huyết hoặc gần các hạch bạch huyết.

  • Nguy cơ bệnh lý liên quan tới bạch cầu

  • Do khối u Lympho Hodgkin.

  • Do khối u lympho không hocgin.

  • Tế bào ung thư da hắc tố (melabnoma)

  • Do ung thư vú.

Nổi hạch ở nách khi mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu nên biết rằng nổi hạch ở nách khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần phải lo lắng quá nhiều nhưng cũng chớ chủ quan. Nếu cục hạch tại tuyến sữa phụ ở nách không phát triển kích thước, sau vài ngày chúng dần nhỏ lại và biến mất thì đó là hạch lành tính.

Ngược lại, nếu bị sốt cao nhiều ngày, sụt cân hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm, chạm vào vùng hạch thấy đau nhức… thì mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, đề phòng những bệnh lý nguy hiểm.

Mẹ bầu không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn chỉ nên uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám rõ ràng để điều trị sưng tuyến sữa phụ ở nách khi mang thai.

Cách khắc phục

Giữ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Nổi hạch ở nách thì quan trọng nhất đó là duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn giúp cho người mẹ có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Khi nổi Hạch ở nách có nghĩa là sức đề kháng của người mẹ đang bị suy yếu. Việc ăn uống không đầy đủ chất sẽ là cơ hội cho tác nhân gây bệnh phát triển mạnh hơn và các loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể.

Không tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào

Các bà mẹ không nên tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào vì hầu như ai cũng biết trong thuốc có thành phần hóa học không tốt cho thai nhi. Chính vì vậy khi mẹ bầu bị nổi hạch ở nách bị  sốt, nên nhớ hạ sốt nhanh chóng cho mẹ bầu bằng các phương pháp bên ngoài như đắp khăn, chườm đá để tránh các cơn co giật, xuất huyết .. ảnh hưởng đến thai nhi.

Hạch ở nách khi mang thai đối với phụ nữ là rất nhạy cảm nên khi người thân chăm sóc phải chú ý đến từng biểu hiện. Tránh việc để sốt cao hay bất kỳ các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn sau đó đưa người bệnh đi thăm khám ngay khi có thể.

Nguồn : bau.vn