Mặc dù trẻ sơ sinh thường dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ. Nhưng khi thức, trẻ cũng rất bận rộn phản xạ với tác động xung quanh. Phần lớn các chuyển động và hoạt động của trẻ sơ sinh là phản xạ hoặc không tự nguyện. Em bé của bạn không cố tình thực hiện các chuyển động này. Các phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh bao gồm:
1. Phản xạ bú mẹ – phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh
Đây là một trong những phản xạ đầu đời của bé. Trẻ thường hay chu miệng để tìm vú mẹ. Nếu bạn chạm nhẹ vào má trẻ về bên nào thì bé sẽ quay đầu sang bên đó và tự động há miệng ra. Phản xạ này giúp bé “định vị” được vị trí vùng ngực mẹ cũng như vị trí của núm bình sữa mà bạn định cho bé bú. Phản xạ tìm vú mẹ sẽ nhanh nhạy hơn khi bé thức và khi bé đang đói.
2. Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh
Phản xạ này xảy ra khi đầu của bé thay đổi vị trí một cách đột ngột hoặc ngã về phía sau. Hoặc là khi bé giật mình vì điều gì đó. Lúc đó bé sẽ phản ứng bằng cách hất tay chân ra và vươn cổ. Sau đó nhanh chóng đưa hai tay lại và bé có thể khóc lớn. Phản xạ Moro, có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau ở các trẻ khác nhau. Đạt đỉnh điểm trong tháng đầu tiên và mất đi sau hai tháng.
3. Phản xạ mút
Đây là một phản xạ sinh tồn có trước khi sinh. Khi bạn siêu âm thai, rất có thể bắt gặp hình ảnh trẻ đang mút ngón tay. Sau khi sinh, khi núm vú của mẹ hoặc bình sữa được đặt vào miệng hoặc chạm vào xung quanh miệng của trẻ. Khi đó trẻ sẽ tự động ngậm lấy đầu vú và mút.
Khi việc rướn người, mút tay và đưa tay lên miệng trở nên có định hướng hơn. Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu sử dụng những chuyển động này để tự an ủi mình. Bé cũng có thể được an ủi khi bạn cho bé ngậm núm vú giả hoặc khi bạn giúp bé tìm ngón tay cái hoặc các ngón tay của mình để mút.
4. Phản xạ bước
Trẻ sơ sinh chưa thể sử dụng đôi chân để nâng đỡ trọng lượng cơ thể mình. Nhưng nếu bạn ôm trẻ và để lòng bàn chân bé chạm vào một mặt phẳng, trẻ sẽ chuyển động chân như bước đi hoặc nhún nhảy một chút. Phản xạ này sẽ mất đi sau 2 tháng, sau đó lại tái diễn như việc bước đi mà trẻ học được khi được 1 tuổi.
5. Phản xạ phòng vệ cổ (Tonic neck reflex)
Phản xạ này xảy ra khi đầu của bé đang được thả lỏng và nằm ngửa được chuyển sang một bên. Khi đó cánh tay ở phía đầu quay sang sẽ được đưa ra xa cơ thể và bàn tay hơi mở một chút. Cánh tay ở phía bên kia sẽ gập lại và nắm chặt. Phản xạ này còn được gọi là tư thế đấu kiếm vì trông bé lúc này giống như đang đấu kiếm. Phản xạ này thường mất đi khi trẻ được 5 – 7 tháng tuổi.
7. Phản xạ gập lưng ở trẻ sơ sinh
Phản xạ này còn có tên khác là truncal incurvation hoặc galant reflex. Phản xạ này xảy ra khi một bên cột sống của trẻ sơ sinh được vuốt ve hoặc gõ trong khi trẻ đang nằm sấp. khi đó trẻ sẽ xoay hông về phía được chạm vào.
8. Phản xạ nắm chặt
Phản xạ này xảy ra nếu bạn đặt ngón tay vào lòng bàn tay đang mở của trẻ sơ sinh. Bàn tay bé sẽ khép lại, nắm lấy ngón tay của bạn. Nếu bạn cố gắng loại bỏ ngón tay của bé, bé sẽ cố gắng nắm chặt hơn. Trẻ sơ sinh có khả năng nắm rất chặt, nếu như trẻ dùng cả hai tay để nắm lấy tay của bạn, bạn thậm chí có thể nhấc bé lên được. Tuy nhiên, bạn không nên thử vì trẻ có thể buông tay bất cứ lúc nào. Nếu bạn vuốt lòng bàn chân của bé, bạn sẽ thấy các ngón chân bé nhỏ cuộn chặt lại.
9. Phản xạ quay đầu
Phản xạ này xuất hiện khi bạn vuốt má bé. Trẻ sơ sinh sẽ quay đầu về phía má được vuốt ve. Điều này giúp trẻ sơ sinh tìm thấy núm vú khi bạn cho bé bú. Lúc đầu, trẻ sẽ rướn người từ bên này sang bên kia, quay đầu về phía núm vú và sau đó tìm kiếm xung quanh. Điều này chỉ diễn ra trong khoảng 3 tuần, sau đó bé chỉ cần quay đầu và đưa miệng về phía núm vú để bú.
10. Phản xạ nhảy dù ở trẻ sơ sinh
Phản xạ này xuất hiện khi trẻ lớn hơn một chút. Khi trẻ được giữ thẳng, sau đó xoay cơ thể trẻ hướng về phía trước một cách nhanh chóng giống như ngã. Trẻ sẽ dang tay về phía trước như để chống lại một cú ngã, mặc dù rất lâu sau trẻ mới biết đi.
Nguồn : bau.vn