Trầm cảm tuổi học đường: Căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ thường bị bố mẹ ngó lơ

Nếu bố mẹ thấy con buồn bã bất thường, chán ăn uống, tự cô lập mình thì rất có thể đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm tuổi học đường.

Những rối loạn cảm xúc ở trẻ tuổi học đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến căn bệnh trầm cảm tuổi học đường. Khi đó, gia đình và nhà trường cần phải phối hợp với nhau để có thể quan tâm và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Trầm cảm tuổi học đường là căn bệnh như thế nào?

tram cam tuoi hoc duong

Đây là một căn bệnh rối loạn tâm thần và cảm xúc ở tuổi thiếu niên. Nếu xét về mặt y học thì căn bệnh này không có gì khác biệt so với chứng trầm cảm ở người lớn. Nhưng các triệu chứng thì sẽ có sự khác biệt bởi vì ở độ tuổi này, thanh thiếu niên phải đối mặt với áp lực từ bạn bè, thay đổi nồng độ hormone và cơ thể đang phát triển.

Người mắc bệnh tràm cảm tuổi học đường có thể gặp phải các tình trạng căng thẳng, lo lắng và nghiêm trọng nhất là dẫn tới ý định và hành động tự tử. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng làm ảnh hưởng đến một số khía cạnh như sa sút trong học tập, cô lập bản thân với bạn bè và từ đó có thể dẫn tới bị bạo lực học đường. Theo con số thống kê, tỷ lệ nữ sinh mắc trầm cảm học đường cao gấp 3 lần so với nam.

Gia đình và nhà trường phải hiểu được rằng, trầm cảm tuổi học đường không phải là một tình trạng đơn giản mà chỉ cần những câu động viên đơn giản như “vui lên”, “cố gắng lên” hay “rồi mọi chuyện sẽ ổn” là có thể giải quyết được. Đây thật sự là một căn bệnh nghiêm trọng và cần có những biện pháp điều trị phù hợp để không xảy ra những hậu quả không đáng có.

Dấu hiệu của trầm cảm tuổi học đường

tram cam tuoi hoc duong

Đây là một căn bệnh rất khó để phát hiện bởi vốn dĩ phụ huynh rất hay lầm tưởng biểu hiện của bệnh chỉ là tâm lý phản nghịch, muốn “nổi loạn” trong độ tuổi dậy thì. Một số biểu hiện của tình trạng trầm cảm tuổi học đường:

  • Tâm trạng buồn bã, cáu kỉnh thường xuyên hoặc rất hay khóc
  • Có sự thay đổi bất thường về cân nặng bởi thèm ăn hoặc chán ăn
  • Không còn hứng thú đặc biệt với những việc từng yêu thích
  • Cả người dường như không có năng lượng
  • Không thể tập trung vào bất cứ chuyện gì, trong đó có cả việc học
  • Luôn cảm thấy tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực
  • Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Đồng hồ sinh học thay đổi hẳn, thường xuyên ngủ ngày rồi thức đêm
  • Có ý định và hành động tự tử
  • Không quan tâm tới các hoạt động sau giờ học
  • Cô lập bản thân, không muốn đi tới nơi đông người
  • Thành tích học tập sa sút
  • Xuất hiện các hành vi gây tổn thương bản thân và cả những người xung quanh

Một số triệu chứng được nhắc tới ở trên có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm tuổi học đường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là những thay đổi tâm lý trong giai đoạn phát triển. Do đó, bố mẹ cần để ý quan sát để xem những dấu hiệu này có diễn ra liên tục hay không, có xảy ra đồng thời với các dấu hiệu khác hay không. Để rồi từ đó chọn cách xử lý phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm tuổi học đường

Sự khác biệt trong cấu trúc não

Chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến cách các tế bào não giao tiếp với nhau. Đồng thời chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và hành vi. Trong số đó, 3 3 chất dẫn truyền có ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh trầm cảm tuổi học đường đó là serotonin, dopamine và norepinephrine

Bên cạnh đó, kết quả của các cuộc nghiên cứu cũng cho biết, thanh thiếu niên bị trầm cảm học đường có những sự khác biệt bao gồm cấu trúc não, nồng độ hormone và cả mức độ dẫn truyền thần kinh trên não. Cụ thể, mức serotonin, dopamine và norepinephrine trong não của bệnh nhân sẽ thấp hơn hẳn so với người bình thường.

Những ký ức không muốn nhắc tới

tram cam tuoi hoc duong

Từng trải qua một chuyện đau buồn ở những năm tháng đầu đời như bố hoặc mẹ hoặc người thân thiết trong gia đình qua đời, bị “lạm dụng”, bị bạo hành gia đình,… đều có thể để lại sự ám ảnh sâu đậm với trẻ. Những ký ức đau buồn này sẽ khiến não bộ của trẻ bị ảnh hưởng và dẫn đến bệnh trầm cảm ở tuổi học đường về sau.

Đặc điểm di truyền

Kết quả của một số nghiên cứu cho rằng trầm cảm tuổi học đường có một phần là do sinh học. Nói một cách chính xác và dễ hiểu hơn thì đó là do yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái. Bởi vậy, nếu như bố hoặc mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm hoặc có tiền sử bệnh trầm cảm thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực xung quanh

tram cam tuoi hoc duong

Nếu như trẻ thường xuyên nghe được những điều tâm sự tiêu cực như mẹ nói với trẻ rằng bố đang ngoại tình hoặc điều kiện kinh tế của gia đình sẽ không đủ nếu trẻ đi học,… trẻ sẽ rất dễ bị tác động dẫn đến căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Nguồn : bau.vn