Trẻ ngủ há miệng, tưởng bình thường nhưng bố mẹ đừng coi thường

Chuyện trẻ ngủ há miệng là điều thường thấy và nhiều bố mẹ cũng nghĩ đó là đặc điểm của đứa trẻ. Việc này sẽ ảnh hưởng tới bé nhiều mà bố mẹ không biết đấy.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ há miệng

Trẻ ngủ há miệng với nhiều bậc bố mẹ là bình thường, nhưng các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, bố mẹ phải thật cẩn thận và điều chỉnh sớm cho bé.

Trẻ 5 tuổi ngủ ngáy: Dấu hiệu báo động sức khỏe của trẻ gặp vấn đề

Lý do đó là ngủ há miệng có thể báo hiệu một vấn đề bất bình thường đối với trẻ, như:

– Con đang bị viêm mũi.

– Con có thể bị các bệnh về đường hô hấp, khiến cho việc thở trở nên khó khăn.

– Nếu bé ngủ há miệng từ khi chào đời thì coi chừng bé có thể bị triệu chứng choanal atresia, hiện tượng làm cho khoang mũi bị bít lại.

Còn có một số nguyên nhân không phải bệnh lý khác như tư thế ngủ sai, gối ngủ của bé không phù hợp… nên bố mẹ cũng nên theo dõi kỹ để điều chỉnh sớm cho bé.

Tác hại của việc trẻ ngủ há miệng

Trẻ ngủ há miệng lâu dài sẽ gây nhiều tác hại khiến bố mẹ không ngờ tới như:

– Trẻ ngủ há miệng khiến lượng oxy không cung cấp đủ lên não, làm ảnh hưởng quá trình phát triển của não bộ, tác động tới trí thông minh của bé.

– Thay vì thở bằng mũi, lớp không khí và vi khuẩn sẽ được màng nhầy của mũi lọc đi thì khi trẻ thở bằng miệng, vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể và gây bệnh cho bé.

– Việc thiếu oxy cũng khiến con phải dùng nhiều sức hơn để thở, dễ gây ra biến dạng cấu trúc xương, nhất là xương ngực.

– Vì trẻ ngủ há miệng nên khoang miệng thường bị khô, dễ gây viêm lợi, hơi thở có mùi.

– Thở bằng miệng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc gương mặt, hàm và răng của bé.

Khi biết trẻ nhà mình có thói quen ngủ há miệng thì bố mẹ hãy thực hiện ngay những điều sau để khắc phục cho bé:

Những thắc mắc thường gặp về giấc ngủ của trẻ – Bệnh Viện Nhi Trung Ương

– Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe

Bố mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra bác sĩ càng sớm càng tốt để biết được nguyên nhân khiến trẻ ngủ há miệng có phải do bệnh lý hay không. Nếu không phải, bố mẹ hãy theo dõi tình trạng của bé thật kỹ và tìm nguyên nhân để khắc phục chính xác, giúp con giảm tác hại của việc ngủ há miệng.

– Chọn gối ngủ phù hợp

Nhiều bố mẹ rất cẩn trọng chuyện ăn uống, quần áo của con mà bỏ qua chiếc gối ngủ, thứ mà con dành phần lớn thời gian sử dụng. Gối trẻ em sẽ được thiết kế riêng, phù hợp với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Mẹ hãy kịp thời thay đổi cho bé để hỗ trợ con ngủ ngon, cải thiện chứng ngủ thở bằng miệng nhé.

– Sử dụng các biện pháp y tế

Nếu vấn đề của bé chưa nghiêm trọng và bé khá lớn thì bố mẹ có thể hướng dẫn con cách ngủ thở bằng mũi bình thường, hạn chế há miệng. Nhưng nếu con còn nhỏ mà vẫn ngủ há miệng thì bố mẹ nên nhờ bác sĩ can thiệp, có biện pháp phù hợp để chỉnh lại cho bé nhé.

Như vậy, bố mẹ đã biết vấn đề trẻ ngủ há miệng không hề bình thường và có thể để lại nhiều tác động xấu cho bé. Nếu bé yêu nhà bạn đang gặp phải hiện tượng này, hãy cố gắng giúp con khắc phục càng sớm càng tốt nhé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng