Trẻ sơ sinh bị gàu, phải làm sao?

Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và chỉ mỏng bằng 1/5 làn da người trưởng thành. Đó là lí do trẻ rất dễ mắc các bệnh ngoài da như gầu chẳng hạn. Gàu là một căn bệnh da đầu đeo bám khá dai dẳng dù bạn thường xuyên gội đầu cho bé.

Gàu ở trẻ em

Gàu, hay còn gọi là viêm da đầu, là vấn đề về da đầu thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng tiết chất dầu trên da. Biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện của các vảy có màu trắng hoặc màu vàng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rụng tóc.

Nguyên nhân của gàu ở trẻ em

– Mẹ không đội mũ cho trẻ dưới trời nắng nóng khiến làn da dầu bị tác động của ánh nắng và sinh ra lớp vảy trắng trên da dầu – chúng ta thường gọi là gàu.

– Mẹ sử dụng nhiều dầu gội chứa hóa chất cho trẻ và không tráng lại kỹ bằng nước sạch sau khi gội. Những mảng dầu gội còn sót lại trên da dầu sẽ khô đi và tạo thành vảy trên đầu, chúng sẽ tự rơi và tróc khỏi đầu và có màu sắc giống như gầu.

Cứt trâu trên đầu trẻ: nguyên nhân và cách trị dứt điểmMẹ sử dụng nhiều dầu gội chứa hóa chất cho trẻ và không tráng lại kỹ bằng nước sạch sau khi gội

– Rất nhiều trẻ sơ sinh bị gàu do mẹ có thói quen đội mũ quá nhiều cho trẻ, đội cả ngày cả đêm khiến làn da đầu bí bách dẫn tới ra mồ hôi và tạo thành các mảng trắng trên đầu như gầu.

Ngoài ra trẻ sơ sinh bị gàu còn do 1 số nguyên nhân nguy hiểm như:

1. Malassezia

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu ở trẻ là nấm Malassezia. Loại nấm này luôn hiện hữu trên da đầu, bao gồm cả những người chưa bị gàu. Khi gặp điều kiện thuận lợi (da đầu nhiều dầu), chúng sẽ phát triển mạnh và tạo thành các mảnh vảy trắng. Quan trọng hơn khi bạn bị bệnh hay thay đổi hormone, loại nấm này rất dễ bị kích hoạt và phát triển.

2. Bệnh chàm da

Những bé bị chàm da thường rất dễ bị gàu. Chàm là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có khoảng 20% trẻ nhỏ mắc bệnh này. Bệnh này thường khiến vùng da trở nên đỏ, nổi vẩy, khô, ngứa và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể, kể cả da đầu. Chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng trong môi trường. Nếu bé gãi nhiều sẽ dễ dẫn đến trầy xước và nhiễm trùng.

3. Tăng tiết chất dầu trên da đầu

Những tuyến nhờn của các nang lông hoạt động quá mức gây ra gàu ở trẻ. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé đến tuổi dậy thì, thời điểm các hormone thay đổi khiến cho những tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ. Khi các chất nhờn được tạo ra quá nhiều sẽ kết dính các tế bào da chết và không cho các tế bào này bong tróc. Hơn nữa, những bé trai thường bị gàu nhiều hơn do các tuyến nhờn hoạt động mạnh.

4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là kết quả từ việc tiếp xúc với chất gây dị ứng có trong các loại dầu gội đầu. Triệu chứng của tình trạng này thường là sẩn, xung huyết, dát và phát ban ngứa. Việc sử dụng dầu gội đầu hoặc các sản phẩm không phù hợp thường gây kích ứng da đầu, dẫn tới gàu.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn có các nguyên như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến…

Hạn chế gội xà bông cho trẻ

Cách xử lý khi trẻ bị gàu

Đối với trường hợp gầu thông thường, mẹ chỉ cần thực hiện các bước sau có thể khiến da trẻ hết gầu và trở lại bình thường như:

– Không sử dụng dầu gội hóa chất gội cho trẻ. Thay vào đó, mẹ gội đầu cho trẻ với một ít nước muối + nước cốt chanh để làm sạch da đầu. Mẹ lưu ý cần phải pha loãng để tránh gây xót đầu cho trẻ. Mẹ cũng có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên để gội đầu cho trẻ giúp trị gầu tận gốc như bồ kết, hương nhu, tinh dầu trà, dấm táo, dầu dừa.

– Trước khi gội đầu cho trẻ, mẹ nên dùng lược nhỏ, mềm chải đầu để giúp các vảy gầu trên đầu rụng. Như vậy, khi gội đầu lớp gầu trên đầu sẽ bong nhanh hơn.

– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số dầu gội trị gầu dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng dầu gội trị gầu hoặc sử dụng dầu gội trị gầu cho người lớn cho trẻ.

– Khi gội đầu cho trẻ, cần gội sạch da dầu, tráng lại ít nhất 3 lần nước sạch để làm sạch da đầu.

Cách phòng gàu ở trẻ

– Mẹ nên hạn chế sử dụng dầu gội hóa chất cho trẻ. Nếu sử dụng cần lựa chọn loại dầu gội có chiết suất từ thiên nhiên và cần gội thật sạch cho trẻ.

– Nên hạn chế đội mũ cho trẻ cả ngày. Cần giữ da đầu trẻ sạch sẽ, thông thoáng.

– Cho trẻ đội mũ khi ra nắng để tránh ánh nắng tác động trực tiếp lên da đầu và sinh ra gầu.

– Không gội đầu cho trẻ bằng nước nóng vì có thể sinh da gầu và khô da đầu.

– Thường xuyên gội đầu cho trẻ để đảm bảo da đầu luôn được sạch sẽ.

Nguồn : bau.vn