Trong khoảng hai năm đầu đời trẻ sơ sinh chảy nước miếng là rất hay gặp. Thông thường việc bé chảy nước miếng là vô hại. Nó đánh dấu một bước phát triển thể chất của trẻ. Các mẹ nên cảm thấy vui mừng vì điều đó.
Tầm quan trọng của nước miếng đối với cơ thể trẻ sơ sinh
Nước miếng hay còn gọi là nước bọt có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình phát triển của trẻ.
– Giữ cho khoang miệng của trẻ luôn ẩm ướt
– Làm mềm thức ăn, trộn đều thức ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tại dạ dày
– Kết dính thức ăn để trẻ nuốt xuống dễ dàng hơn không bị mắc nghẹn
– Bảo vệ răng, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại gây sâu răng, viêm lợi
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chảy nước miếng
Do chức năng của khoang miệng chưa hoàn thiện
Trung bình một ngày cơ thể sẽ sinh ra 2-4 lít nước bọt. Ở người trưởng thành do có phản xạ nuối vào nên điều này không dễ nhận thấy. Còn đối với trẻ sơ sinh có khoang miệng chưa hoàn thiện nên không kiểm soát được chức năng nuốt. Vì thế bé sẽ bị chảy nước miếng liên tục, kể cả lúc ngủ.
Trẻ sơ sinh chảy nước miếng do sắp mọc răng
Khi sắp mọc răng cơ thể bé sẽ thấy rất khó chịu. Lúc này nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. Và xảy ra tình trạng chảy nước miếng.
Do bé há miệng quá lâu
Khi trẻ nhỏ há miệng quá lâu là lúc nước bọt không được nuốt xuống dẫn đến chảy ra ngoài. Hoặc khi bé dành quá nhiều sự tập trung vào một điều gì đó khiến nước bọt được sinh ra nhiều hơn bình thường. Bé không nuốt kịp hoặc quên nuốt dẫn đến hiện tượng chảy nước miếng.
Do bé bị kích thích bởi thức ăn
Khi mẹ đưa đến trước mặt một món ăn mà bé vô cùng yêu thích. Lúc này tuyến nước bọt sẽ được kích thích và tiết ra mạnh mẽ dẫn đến chảy nước miếng. Các thức ăn có chứa nhiều axit như cam, nho, chanh lại càng kích thích nhiều hơn.
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh chảy nước miếng
Trẻ sơ sinh bị chảy nước miếng nhiều mặc dù có chút mất vệ sinh và thẩm mỹ. Nhưng đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế mẹ không cần lo lắng và can thiệp gì cả. Chỉ cần buộc cho con một chiếc khăn màn ở cổ để hứng nước miếng là được. Tránh để nước miếng chảy xuống cổ gây hăm cổ khiến con đau đớn khó chịu.
Trong trường hợp bé đã trên hai tuổi nhưng vẫn bị chảy nước miếng. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Vì rất có thể bé bị tình trạng khó nuốt. Tức là giữa miệng và lưỡi có sự phối hợp kém nhịp nhàng ăn ý với nhau. Đưa con đi thăm khám sớm để được điều trị tránh các hậu quả đáng tiếc.
Hy vọng với những gì mà bài viết đã chia sẻ mẹ đã nắm được các vấn đề liên quan đến việc trẻ sơ sinh chảy nước miếng. Các mẹ biết được nguyên nhân và cách xử lý đúng đắn.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-so-sinh-chay-nuoc-mieng-thong-diep-gi-be-dang-muon-me-biet-a198493.html