Trẻ sơ sinh có nên dùng gối chặn khi đi ngủ không?

Nhiều bậc phụ huynh sử dụng gối chặn để giúp bé ngủ ngon hơn do cảm nhận được sự an toàn. Thế nhưng, liệu thực sự có tốt như kỳ vọng của cha mẹ không?

Bé sơ sinh có nên dùng gối chặn không là vấn đề cha mẹ cần lưu tâm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Không gian an toàn cho trẻ sơ sinh ngủ

Trên thực tế, không phải nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề an toàn không gian ngủ cho trẻ sơ sinh. Hoặc bố mẹ chỉ nghĩ đơn giản là có chăn để con đỡ lạnh, gối chặn để con đỡ giật mình. Tuy nhiên, hiện tượng đột tử sơ sinh xảy ra phần lớn do các đồ vật xung quanh của bé trong đó có cả chăn gối, đặc biệt đối với những bé được đặt trong nôi.

goi chan

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn được các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ ngủ ở không gian thoáng mát, thoải mái, không có đồ đạc xung quanh, kể cả chăn gối, thú nhồi bông hay đồ chơi…

Ngoài ra, trẻ cũng nên được đặt ở tư thế nằm ngửa để tránh ngạt thở mà cha mẹ không biết.

2. Trẻ sơ sinh có nên dùng gối chặn khi đi ngủ?

Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia khuyên mẹ bỉm không nên sử dụng gối chặn khi trẻ đi ngủ. Mặc dù gối chỉ sử dụng với mục đích và mong muốn giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, ít bị giật mình nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ gặp hiện tượng đột tử sơ sinh.

Cụ thể, khị bé được đặt nằm ngủ với gối, chăn, gấu bông… trong khoảng không gian bị giới hạn, bé sẽ có nguy cơ cao bị nghẹt thở do các đồ vật gây ra. Điều này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của bé, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

goi chan

Các chuyên gia vẫn chưa thể giải thích được vì sao gối ôm lại gây hại đến trẻ sơ sinh, đó chỉ là những gì trên thực tế đã diễn ra. Họ nghi ngờ rằng, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do não bộ của trẻ sơ sinh còn non nớt, không có khả năng tự giải phóng đường thở của mình khỏi tình trạng bị tắc nghẽn. Chính vì lý do đó mà khi được nằm với gối chặn, gối bị xê dịch ngang tầm mặt của trẻ, dễ gây ra ngạt thở nếu quay mặt nghiêng và vô tình áp vào gối.

Khi trẻ khoảng 1 tuổi, não bộ đã phát triển đủ để bảo vệ trẻ khi ngủ, tuy nhiên không phải vội vàng trong việc có thêm một chiếc gối vào giường của con.

3. Một số điều không nên làm

Ngoài khuyến cáo không nên sử dụng gối chặn khi ngủ, bạn cần chú ý đến những điều sau để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho em bé.

Không treo đồ phía trên nôi của bé, vì chúng có thể rơi xuống và vướng và mặt bé gây ngạt thở nếu bạn không để ý.

Tuyệt đối không cho trẻ ngủ trong xe đẩy, ghế ngồi xe hơi hay địu vì chúng có thể khiến trẻ ngạt thở.

Cho bé ngủ trên những mặt phẳng mềm để giấc ngủ ngon hơn.

goi chan

Không nên dùng nôi có đường rãnh để tháo rời, vì em bé có thể bị kẹt vào rãnh và nghẹt thở.

Đặc biệt, việc hút thuốc sẽ khiến bé hít phải khói thuốc vô cùng độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người lớn hãy cố gắng cai thuốc hoặc không nên đến gần bé khi hút.

Giấc ngủ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do đó bạn nên chăm sóc và lưu ý đến chất lượng giấc ngủ của con nhiều hơn.

 

Nguồn : bau.vn

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.