Trẻ sơ sinh tuổi mọc răng cần bổ sung những dưỡng chất nào?

Trẻ sơ sinh tuổi mọc răng là giai đoạn các bâc cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé, để bé có sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện.

Trẻ sơ sinh tuổi mọc răng cần bổ sung những dưỡng chất nào?

Trẻ sơ sinh giai đoạn mọc răng các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Để bé vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất thì chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để  bé tiếp nhận món ăn một cách dễ dàng nhất.

Trẻ mọc răng nên cho ăn gì để giúp con không bị thiếu chất, răng mọc đều đều?

Trẻ sơ sinh tuổi mọc răng cần bổ sung những dưỡng chất nào

1. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Trẻ trong độ tuổi mọc răng cần được bổ sung đầy đủ canxi. Sữa là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Nên cho trẻ uống nhiều sữa và ăn nhiều chế phẩm từ sữa như: váng sữa, phô mai, sữa chua.

Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ bao gồm: tôm, cua, ốc, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm….

10 thực phẩm giàu canxi dành cho mọi lứa tuổi - Dinh dưỡng Việt Đức

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng

2. Bổ sung đầy đủ vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photspho, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng vững chắc hơn. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc dù đã cho bé ăn rất nhiều trứng, sữa, thậm chí là bổ sung viên uống canxi nhưng trẻ vẫn bị còi xương, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc hấp thụ canxi bị hạn chế.

3. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp chất collagen. Nếu thiếu vitamin C trẻ có thể bị mắc bệnh scorbut, nướu răng bị xốp, viêm loét nướu, dễ chảy máu chân răng, sún răng, nguy cơ rụng răng cao.

Hơn nữa, vitamin C còn là dưỡng chất rất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong độ tuổi mọc răng, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, chanh, bưởi, súp lơ, cà chua…

4. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có tác dụng đảm bảo sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mắt…

Trẻ trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: trứng, gan, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng…

5. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu photspho

Bên cạnh canxi thì photspho cũng rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Tuy nhiên, photspho lại là nguồn dưỡng chất phổ biến, có mặt trong hầu hết các loại thịt động vật. Do đó, chỉ cần đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ phong phú và đa dạng là đã có đủ nguồn cung cấp photspho cần thiết.

Phốt pho - một nguyên tố thiết yếu cho cuộc sống - ADIVA.COM.VNPhotspho cũng rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương

6. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie

Magie tạo ra môi trường kiềm, giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi. Vì thế, trẻ trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như: tôm, cua, cá, ghẹ, bề bề, các loại rau xanh, các loại hạt, các loại đậu đỗ…

7. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều rau củ quả

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào và phong phú. Bên cạnh đó, rau củ quả còn chứa hàm lượng chất xơ rất lớn. Chất xơ có thể giúp cho nướu răng chắc khỏe hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ mọc răng

Đừng để trẻ nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Bổ sung thức ăn cứng phù hợp: Nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng