Vai trò của DHA cho bà bầu và những điều mẹ cần biết!

Bài viết sau của Bau.vn sẽ giúp mẹ biết được vai trò của DHA cho bà bầu. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng sinh non.

Khi mang thai, việc bổ sung các dưỡng chất cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Trong đó bao gồm các vitamin và dưỡng chất cần thiết như DHA – một dưỡng chất rất quan trọng cho bà bầu. Nếu thiếu hụt DHA, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như sinh non, ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi và nhiều bệnh lý khác. Hãy cũng tìm hiểu kĩ hơn thông tin về vấn đề này trong bài viết sau của Bau.vn nhé!

Vai trò của DHA cho bà bầu

DHA là gì?

DHA là chữ viết tắt của Docosa Hexaenoic Axit, đây là một loại axit béo không no thuộc nhóm omega-3. Đây là dưỡng chất quan trọng đối với bà bầu, chúng có công dụng phát triển não bộ cho trẻ, giúp trẻ phát triển thị giác trong 2 năm đầu đời. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng DHA rất quan trọng, có quan hệ mật thiết với cơ quan não bộ và mắt của con người. Chính vì vậy, khi thiếu hụt DHA, con người có thể gặp phải một số tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đặc biệt, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ đã bắt đầu hình thành và phát triển não bộ. Vào tuần thứ 13 – 24, thai nhi đã phát triển các cơ quan thị giác và thính giác. Lúc này, thai nhi đã có thể cảm nhận được lượng ánh sáng bên ngoài, có khả năng tiếp nhận thông tin và phân biệt được giọng nói của cha mẹ.

Những tác động khi thiếu hụt DHA ở bà bầu

Như đã nói, DHA là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, khi thiếu hụt DHA, mẹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tình trạng xấu của sức khỏe. Sau đây là một số tác động ở bà bầu khi thiếu hụt DHA:

  • Gia tăng tỷ lệ sinh non.
  • Trầm cảm.
  • Vấn đề mãn kinh.
  • Loãng xương.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch.

Và một số ảnh hưởng đến thai nhi trọng bụng mẹ:

  • Ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu.
  • Không thể hấp thụ dinh dưỡng và oxy để phát triển.
  • Ảnh hưởng đến não và thị lực.

Bà bầu nên bổ sung DHA từ tháng thứ mấy?

Việc dự trữ axit béo không no đóng vai trò quan trọng đối với bà bầu và thai nhi trước và trong giai đoạn thai kỳ. Lượng DHA trung bình mỗi ngày mà bà bầu cần bổ sung là 100 – 200mg theo từng giai đoạn:

DHA cho ba bau

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Cung cấp các nguồn dinh dưỡng đa dạng, cân đối giúp bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung DHA trong giai đoạn này giúp tình trạng sảy thai ít xảy ra hơn.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Bổ sung DHA vào giai đoạn này sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn thuận lợi hơn, giúp phát triển màng tế bào ở thai nhi.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Kích thước thai nhi vào những tháng cuối kỳ sẽ phát triển lớn hơn, vì vậy mẹ cũng cần bổ sung thêm hàm lượng axit béo không no nhiều hơn để giúp thai nhi phát triển não bộ và hệ thống mạch máu.

Bên cạnh đó, DHA còn có công dụng giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non, tăng cường lượng sữa bầu, các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ.

Nguồn bổ sung DHA cho bà bầu

1. Cá biển

DHA cho ba bau

Cá biển là một trong những thực phẩm giúp bổ sung DHA cho bà bầu cực hiệu quả. Mẹ nên lựa chọn những loại cá béo như cá hồi, cá ngừ hay cá thu hoặc cá mòi… Đây đều là những loại cá chứa hàm lượng DHA ở mức cao giúp thai nhi phát triển vượt trội và khỏe mạnh hơn. Theo khuyến cáo, mỗi tuần mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 300 gram loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn và không bị dư thừa chất dinh dưỡng. Ăn quá lượng cho phép khiến mẹ dễ bị nhiễm thủy ngân hoặc kim loại nặng vô cùng nguy hiểm.

2. Ăn lòng đỏ trứng bổ sung DHA cho bà bầu

Có thể mẹ không biết, trong lòng đỏ trứng có chứa nguồn DHA rất tốt đối với cơ thể mẹ bầu. Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua loại thực phẩm đầy dưỡng chất và tốt cho cơ thể này nhé. Lưu ý, khi chế biến trứng mẹ phải để trứng chín kỹ rồi mới ăn, không nên ăn trứng lòng đào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới liều lượng ăn trứng thích hợp bởi bổ sung quá nhiều trứng cũng không tốt.

3. Ngũ cốc

DHA cho ba bau

Ngũ cốc không chỉ tốt với cơ thể mẹ bầu mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngũ cốc giúp thai nhi phát triển não bộ và thị giác tốt. Mẹ có thể tìm kiếm DHA trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó hay hạt điều lạc… Đây đều là những thực phẩm chứa DHA cao, mẹ có thể sử dụng chúng làm thức ăn vặt hàng ngày cũng rất tốt.

4. Rau củ

DHA cho ba bau

Rau củ không chỉ là thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào giúp mẹ ngừa tình trạng táo bón mà còn chứa nhiều DHA. Các loại rau củ như súp lơ, bắp cải, cải xoăn, bí ngô… đều thích hợp, vừa giúp mẹ đổi món mà không lo bị ngán vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có bán các loại thực phẩm chức năng, thuốc DHA cho bà bầu. Thế nhưng, nếu muốn uống những loại thực phẩm này, mẹ cần tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng nhé!

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.