Vitamin E – công dụng không phải mẹ bầu nào cũng biết

Vitamin E là loại vitamin xúc tác chuyển hóa của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vitamin bầu rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi

Tác dụng cụ thể của vitamin E với bà bầu

+ Chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, quá trình chết tế bào, làm chậm quá trình lão hóa giúp da và tóc mịn màng.

+ Vitamin E giúp tăng tỷ lệ đàn hồi da nên cải thiện tốt tình trạng rạn da.

+ Phối hợp với các loại vitamin khác để giảm nguy cơ thai kỳ, ví dụ như uống vitamin E kết hợp với vitamin C cho bà bầu, làm giảm nguy cơ tiền sản giật, sảy thai, sinh non…

+ Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể mẹ khỏi vi khuẩn, virus.

+ Tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Tác dụng của vitamin E với thai nhi

Vitamin E hỗ trợ sự phát triển của phổi, giúp bé tránh các bệnh về hô hấp như hen suyễn. Ngoài ra vitamin E còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và nuôi dưỡng nhau thai, từ đó giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt.

Khi cơ thể mẹ thiếu vitamin E:

+ Nếu thai là nữ: tử cung của bé có thể sẽ kém phát triển.

+ Nếu thai là nam: bé sẽ bị teo tinh hoàn.

Bổ sung vitamin E cho bà bầu

Vitamin E có lợi ích nhất định cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như:

+ Làm tăng nguy cơ mắc tim mạch ở trẻ sơ sinh lên gấp 9 lần.

+ Mờ mắt, tiêu chảy, mệt, xuất huyết, dị ứng… Mỗi ngày cần bổ sung không quá 19mg vitamin E. Thời điểm bổ sung vitamin E phù hợp nhất cho mẹ bầu là 3 tháng giữa thai kỳ để giảm nguy cơ tiền sản giật. Nên dùng vitamin E sau mỗi bữa ăn để cơ thể hấp thu chúng tốt nhất.

Cách bổ sung vitamin E cho mẹ bầu có thể từ nguồn thực phẩm hoặc từ các sản phẩm vitamin E tổng hợp.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Vitamin bầu

Vitamin E có nhiều trong:
+ Các loại rau xanh như: rau bina, bông cải xanh, cải bắp…

+ Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp vitamin e dồi dào như hạt đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

+ Dầu thực vật cũng chứa nhiều vitamin e: như dầu lạc, hướng dương, dầu gạo, dầu ngô và đậu nành.

+ Thực phẩm tăng cường như: ngũ cốc ăn sáng, bơ thực vật và nước ép trái cây

+ Trứng và các thực phẩm được chế biến từ trứng.

Khi cơ thể mẹ hấp thu kém, nguy cơ thiếu hụt vitamin E, bác sĩ có thể chỉ định dùng sản phẩm vitamin E tổng hợp.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.