Không hề đơn độc: Không ít ông bố, bà mẹ cũng dễ nổi nóng như bạn khi gặp phải rắc rối với lũ trẻ. Nguyên nhân có thể do bạn đặt quá nhiều kỳ vọng vào con và buộc bé phải đạt được những điều ấy. Cũng có khi là do các bạn muốn sống riêng mà không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người thân, khiến sức ép, mệt mỏi ngày một đè nặng. Các bà mẹ thường dễ cáu giận hơn những ông bố, bởi họ gánh nhiều trách nhiệm chăm sóc con cái ở nhà hơn.
Lường trước những khó khăn: Quá trình nuôi con không hề đơn giản, nên khi gặp phải một số vấn đề, bạn thường trút cả những áp lực ấy lên các con. Chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn phát triển không giống nhau, cũng khiến cho nhiều phụ huynh lúng túng. Bạn thường phải dành rất nhiều thời gian cho con và đánh mất đi không gian riêng của mình, khiến sức ép ngày một dồn dập.
Trẻ sẽ không bao giờ quên: Các bé sẽ không bao giờ quên được về những ám ảnh đã từng trải qua, khi bị mắng mỏ, đòn roi… Thái độ của bạn đối với trẻ có tác động tới tính cách và tâm lý của các con. Ví dụ, nếu bị thường xuyên quát mắng, gào hét, trẻ sẽ có hành động tương tự khi cảm thấy cáu giận. Chúng sẽ chống đối, né tránh, thậm chí là khiếp sợ khi phải chứng kiến cơn giận của bố mẹ.
Hãy tạm thời bỏ qua: Có ba gợi ý để ngăn ngừa sự cáu giận. Trước hết, bạn phải nhận biết được mình đang trong giai đoạn dễ “bốc hỏa”. Thứ hai, hãy tạm ngừng nghĩ đến vấn đề hiện tại. Sau cùng, bạn cần phải luôn giữ được sự bình tĩnh. Khi mọi thứ thông suốt và cái đầu đã tỉnh táo ổn định, bạn mới nên quay về vấn đề cũ để tìm hướng giải quyết trong tâm trạng tốt nhất.
Biết nói lời “xin lỗi”: Khi cơn nóng giận qua đi, đôi khi bạn thấy hối hận vì những hành động thái quá của mình. Bạn đã không thể kiềm chế nổi bản thân khi trút hết bực dọc lên con trẻ. Biết nói lời “xin lỗi” không thể khiến bạn “mất mặt”, mà còn làm ấm lại quan hệ giữa bạn và con, giúp bé bớt đi cảm giác bị tổn thương, sợ hãi.
Luôn tìm những niềm vui: Thay vì cứ chăm chăm với việc nhà, con cái, bạn hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, dạo bộ, cà phê với bạn bè…, để giúp mình cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia sẻ vấn đề của mình với những ông bố, bà mẹ khác. Qua đó, có thể tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất và tạo được cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm cho mình.
Luôn hỗ trợ bạn đời: Trước mặt trẻ, bạn không nên bênh vực bằng cách tỏ thái độ phản ứng với chồng (vợ) khi họ nóng giận với con. Vợ chồng bạn nên thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình nuôi nấng, giáo dục trẻ và góp ý với nhau khi chỉ có hai người. Nếu vẫn không thể cải thiện được tình hình và thay đổi mình, bạn cần tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.
Không bao giờ là quá muộn: Bạn đừng mang cảm giác ngại ngần khi muốn thay đổi thái độ của mình. Học cách điều khiển và làm chủ cơn giận sẽ giúp bạn trở thành những ông bố, bà mẹ lý tưởng. Nó giúp trẻ trưởng thành trong một môi trường gia đình “lành lặn” hơn và giúp trẻ bớt bị tổn thương do những cơn cáu giận vô lý của cha mẹ.
Lường trước những khó khăn: Quá trình nuôi con không hề đơn giản, nên khi gặp phải một số vấn đề, bạn thường trút cả những áp lực ấy lên các con. Chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn phát triển không giống nhau, cũng khiến cho nhiều phụ huynh lúng túng. Bạn thường phải dành rất nhiều thời gian cho con và đánh mất đi không gian riêng của mình, khiến sức ép ngày một dồn dập.
Trẻ sẽ không bao giờ quên: Các bé sẽ không bao giờ quên được về những ám ảnh đã từng trải qua, khi bị mắng mỏ, đòn roi… Thái độ của bạn đối với trẻ có tác động tới tính cách và tâm lý của các con. Ví dụ, nếu bị thường xuyên quát mắng, gào hét, trẻ sẽ có hành động tương tự khi cảm thấy cáu giận. Chúng sẽ chống đối, né tránh, thậm chí là khiếp sợ khi phải chứng kiến cơn giận của bố mẹ.
Hãy tạm thời bỏ qua: Có ba gợi ý để ngăn ngừa sự cáu giận. Trước hết, bạn phải nhận biết được mình đang trong giai đoạn dễ “bốc hỏa”. Thứ hai, hãy tạm ngừng nghĩ đến vấn đề hiện tại. Sau cùng, bạn cần phải luôn giữ được sự bình tĩnh. Khi mọi thứ thông suốt và cái đầu đã tỉnh táo ổn định, bạn mới nên quay về vấn đề cũ để tìm hướng giải quyết trong tâm trạng tốt nhất.
Biết nói lời “xin lỗi”: Khi cơn nóng giận qua đi, đôi khi bạn thấy hối hận vì những hành động thái quá của mình. Bạn đã không thể kiềm chế nổi bản thân khi trút hết bực dọc lên con trẻ. Biết nói lời “xin lỗi” không thể khiến bạn “mất mặt”, mà còn làm ấm lại quan hệ giữa bạn và con, giúp bé bớt đi cảm giác bị tổn thương, sợ hãi.
Luôn tìm những niềm vui: Thay vì cứ chăm chăm với việc nhà, con cái, bạn hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, dạo bộ, cà phê với bạn bè…, để giúp mình cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia sẻ vấn đề của mình với những ông bố, bà mẹ khác. Qua đó, có thể tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất và tạo được cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm cho mình.
Luôn hỗ trợ bạn đời: Trước mặt trẻ, bạn không nên bênh vực bằng cách tỏ thái độ phản ứng với chồng (vợ) khi họ nóng giận với con. Vợ chồng bạn nên thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình nuôi nấng, giáo dục trẻ và góp ý với nhau khi chỉ có hai người. Nếu vẫn không thể cải thiện được tình hình và thay đổi mình, bạn cần tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.
Không bao giờ là quá muộn: Bạn đừng mang cảm giác ngại ngần khi muốn thay đổi thái độ của mình. Học cách điều khiển và làm chủ cơn giận sẽ giúp bạn trở thành những ông bố, bà mẹ lý tưởng. Nó giúp trẻ trưởng thành trong một môi trường gia đình “lành lặn” hơn và giúp trẻ bớt bị tổn thương do những cơn cáu giận vô lý của cha mẹ.
Ly Vũ
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn