Lịch tiêm phòng cho bé 2018

Chích ngừa đầy đủ cho trẻ ngay từ khi mới chào đời sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế được việc bé mắc phải các căn bệnh lây nhiễm phổ biến hiện nay.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, các mẹ cần nắm vững chi tiết lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 để thực hiện đúng độ tuổi, đúng thời gian. Điều đó góp phần rất lớn trong việc phòng bệnh, mức độ rủi ro mắc bệnh sẽ được giảm rất đáng kể so với những bé không được tiêm chủng hoặc cách quá xa thời gian quy định.

Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ

Tiêm chủng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.

Tiêm chủng cho trẻ em mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm chủng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm chủng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Tại sao trẻ nên tiêm phòng đầy đủ?

Cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng với bệnh cũng kém. Trong khi đó sự thay đổi của môi trường và sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Một số bệnh có khuynh hướng ngày càng gia tăng như SARS, H1N1, H5N1. Trong khi khả năng điều trị một số bệnh của y học hiện đại vẫn còn hạn chế, thậm chí ngay cả khi được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng nặng hay tử vong.

Bởi vậy, để củng cố hệ và kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chương trình tiêm chủng đã được vào ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù, sau tiêm, một số bé sẽ bị phản ứng thuốc và gặp các tác dụng phụ không mong muốn nhưng so với độ rủi ro khi mắc bệnh, tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ các bé khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Mẹ cần lưu ý sau khi cho con đi tiêm chủng:

Thông thường, sau tiêm chủng các bé sẽ gặp phải một số tình trạng, như: sốt nhẹ, quấy khóc, sưng đau,… Những lúc này cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau để giúp bé trở nên dễ chịu hơn:

– Giảm đau tại chỗ tiêm: Sau khi tiêm chủng, chỗ tiêm trên da của trẻ thường nổi cục cứng, sưng đỏ và rất đau là hiện tượng hoàn toàn bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Mẹ có thể sử dụng đá để chườm lạnh, sau 24 giờ chườm nóng để giảm đau cho con, để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

– Giảm sốt cho con: Sau khi tiêm, các trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.

Có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nếu con có biểu hiện bất thường như co giật, da xanh tím tái, khóc nhiều thì cần phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Lịch tiêm chủng chi tiết cho bé năm 2018 mẹ cần nắm rõ

Giai đoạn sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Tiêm vắc xin viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

– Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

02 tháng

– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)

– Uống vắc xin bại liệt lần 1

03 tháng

– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 2

– Uống vắc xin bại liệt lần 2

04 tháng

– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3

– Uống vắc xin bại liệt lần 3

09 tháng

– Tiêm vắc xin sởi mũi 1

18 tháng

– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4

– Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

Từ 12 tháng tuổi

– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)

– Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Từ 2 đến 5 tuổi

– Vắc xin tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)

Từ 3 đến 10 tuổi

– Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Để bảo vệ con khỏi những tác nhân gây hại cha mẹ cần lưu ý những mốc tiêm chủng cần thiết cho bé. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái, bảo vệ con một cách toàn diện.

Nguồn : bau.vn