Những biện pháp hay giúp “cai” mút tay cho trẻ

Mút tay là một thói quen hầu hết của rất nhiều trẻ sơ sinh. Để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé. Dưới đây là một số biện pháp hay giúp trẻ cai mút tay

Thói quen hay tật ngậm mút tay ở trẻ rất thường thấy. Nhiều cha mẹ cố gắng ngăn con có thói quen này nhưng không hiểu rằng ngậm mút tay lại là biểu hiện cho nhiều dạng tâm lý khác nhau ở trẻ em. Tuy nhiên trẻ mút tay nhiều sẽ dẫn đến những điều không mong muốn.

Những biện pháp hay giúp “cai” mút tay cho trẻ

1. Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”

Cách tốt nhất để bé ngưng mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ, ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.

2. Phần thưởng

Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.

3. Biện pháp “đảo ngược”

Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.

4. Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình

Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.

5. Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”

Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay một chất lỏng có vị mà bé không thích như cay, đắng chua… để ngăn không cho bé mút tay. Bố mẹ không nên xem phương pháp này là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng.

6. Đừng cố ép bé

Bố mẹ không nên dùng hình phạt hoặc những phương pháp tiêu cực khác để trị thói quen mút tay của bé.

7. Không la bé

Nhìn thấy bé vẫn mút tay dù bố mẹ đã làm mọi cách, điều này sẽ khiến bố mẹ thất vọng. Tuy nhiên, dù có bực tức thế nào đi nữa thì ba mẹ cũng đừng la bé vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

8. Bắt đầu từ những điều đơn giản

Để trị thói quen này, đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngưng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.

9. Đánh lạc hướng bé

Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi bạn thấy con mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, bạn thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay. Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.

10. Kiên nhẫn

Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.

11. Cho bé ngậm những đồ vật khác

Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn

Tuy nhiên để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé. Một số biện pháp hay giúp trẻ cai mút tay trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngọc Hồi

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-bien-phap-hay-giup-cai-mut-tay-cho-tre-a179511.html

Nguồn : bau.vn