3 cấp độ của sa tử cung và các phương pháp điều trị dứt điểm

Điều trị sa tử cung gồm có 2 phương pháp, lựa chọn chữa bệnh như thế nào tùy thuộc vào nguyên nhân, cấp độ tổn thương, tình trạng sức khỏe và nhu cầu sinh đẻ sau này của bệnh nhân.

3 cấp độ của sa tử cung

1. Sa tử cung cấp độ 1

Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) hoặc sa thành sau âm đạo (kèm sa trực tràng). Cổ tử cung thấp nhưng còn nằm trong âm đạo, cách âm hộ 3 đến 4 cm chưa sa ra ngoài.

dieu tri sa tu cung

Trong giai đoạn này người bệnh sẽ có nhứng biểu hiện sau: cảm thấy nặng bụng, đau lâm râm bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, người bệnh kèm theo các dấu hiệu như: đi tiểu nhiều lần mỗi lần lượng nước tiểu ít, đau lưng mỗi khi lao động nặng hoặc mỗi đứng lâu. Các dấu hiệu này rất giống các bệnh lý thông thường như đau bụng kinh nguyệt, nóng trong,.. nên rất ít người để ý tới, trừ những trường hợp đi khám phụ khoa đều đặn.

2. Sa tử cung cấp độ 2

Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) hoặc sa thành sau âm đạo (kèm sa trực tràng). Cổ tử cung có nguy cơ ra ngoài âm đạo.

Không thể làm chủ được mỗi lần đi tiểu tiện, ho hoặc hắt xì hơi cũng có thể bị són ra ngoài. Đặc biệt là gặp khó khăn trong vấn đề đi đại tiện.

Vùng bụng dưới đau, nặng hơn, bị căng tức cảm giác rất khó chịu.

Khí hư ra nhiều loãng và trắng, bị chảy máu âm đạo, đau lưng dưới.

Mỗi lần đi đại tiện hoặc quan hệ sẽ có cảm giác như tử cung bị rơi ra ngoài âm đạo.

dieu tri sa tu cung

3. Sa cổ tử cung cấp độ 3

Lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lao động cũng như sức khỏe của người bệnh.

Người bệnh cảm thấy vướng víu mỗi khi đi bộ cảm thấy có khối u ở âm đạo.

Tử cung xuất hiện tình trạng sưng phù, lở loét, có mủ, đôi khi chảy dịch màu vàng.

Đối với những ca nặng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao, táo bón nặng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sa dạ con

Không chỉ dừng lại ở việc cắt bỏ tử cung, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

Loét âm đạo: Khi tử cung bị sa xuống, nhô lên cọ xát với quần, lâu dần gây lở loét rất dễ bị nhiễm trùng.

Các cơ quan vùng chậu cũng bị sa xuống: Khi bệnh diễn biến nặng, không chỉ tử cung bị sa xuống mà các cơ quan khác ở vùng chậu như trực tràng, bàng quang cũng có thể bị sa xuống. Điều này làm cho việc bài tiết trở nên khó khăn, gây nên nhiễm trùng đường bài tiết.

Các phương pháp điều trị sa tử cung

1. Điều trị sa tử cung không cần phẫu thuật

Cách điều trị sa tử cung không phẫu thuật áp dục cho trường hợp tình trạng bệnh mới, triệu chứng bệnh không nặng, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt.

Phương pháp chữa sa tử cung không dùng phẫu thuật chủ yếu là tác động đến lối sống, thói quen sống của bệnh nhân và một số liệu pháp y khoa hỗ trợ, bao gồm:

Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, không hoạt động quá sức và cố gắng giữ tinh thần thoải mái, để hạn chế áp lực lên vùng chậu

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân đối, tăng cường chất xơ để tránh táo bón, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì

Thực hiện các bài tập thể dục là cách chữa sa tử cung sau sinh khá hiệu quả, đặc biệt là các động tác giúp nâng đỡ cơ tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập kegel. Kegel có tác dụng hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai, giúp các cơ quan của hệ sinh dục khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cơ và dây chằng như sa tử cung.

dieu tri sa tu cung

Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ: Giúp tăng cường sức mạnh hệ cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung

Cố định tử cung qua âm đạo bằng phương pháp đặt vòng hỗ trợ âm đạo: Là phương phápchữa sa tử cung bằng cách sử dụng thiết bị y khoa chuyên dụng để nâng đỡ và cố định tử cung ở đúng vị trí.

2. Phẫu thuật điều trị sa tử cung

Trong trường hợp bệnh nhân sa tử cung nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ở tử cung, gây ra viêm loét, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.

Điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật bao gồm:

Phẫu thuật ngăn chặn sa vòm âm đạo

Phẫu thuật bổ sung nếu bệnh nhân có kèm theo tình trạng tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành sau âm đạo

Phẫu thuật cố định tử cung vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo

Tùy theo độ tuổi, nhu cầu sinh đẻ, tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn cách chữa sa tử cung thích hợp.

Bên cạnh đó, chú trọng chăm sóc sức khỏe, chịu khó tập thể dục điều độ mỗi ngày ngay cả khi đang mang thai là một trong những cách hiệu quả nhất giúp hỗ trợ chữa trị sa tử cung và ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

Nguồn : bau.vn