Hầu như ai cũng trải qua những thay đổi khi mang thai. Do đó, chị em hãy bình tĩnh để xử lý và thích nghi những thay đổi đó nhé!
1. Thay đổi khi mang thai- Cảm nhận được bản năng làm mẹ
Thay đổi rõ nhất chính là bạn sẽ cảm nhận được khả năng làm mẹ cảm xúc. Bỗng nhiên bạn cảm thấy bản thân mình nhạy cảm hơn, yêu trẻ con và biết chăm lo cho tổ ấm của mình.
Có rất nhiều phụ nữ cảm nhận được bản năng làm tổ, làm mẹ thông qua việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón em bé chào đời. Bạn có thể tích cực lau dọn nhà cửa, cọ tường nhà, tủ chén… những việc mà trước khi mang thai bạn không thường làm. Hành động này có thể bắt nguồn từ suy nghĩ em bé cần một nơi sạch sẽ nên bạn cần dọn dẹp. Tuy nhiên, bạn đừng làm quá sức nhé vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Tâm trạng dễ dàng thay đổi
Nhiều vấn đề trong thay kỳ tác động đến tâm trạng của bạn như ngực tăng cỡ và trở nên nhạy cảm ơn, hormone thay đổi, mệt mỏi do ốm nghén, tăng cân… Bạn có thể vừa thấy vui vẻ nhưng ngay sau đó buồn bực, chán nản.
Đây là tình trạng bình thường mà phụ nữ mang thai hay trải qua, bạn sẽ phải đối mặt với nó nhiều nhất ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên và gần cuối giai đoạn mang thai.
Nhiều người cũng có khả năng bị áp lực hoặc trầm cảm khi mang thai. Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống hay thay đổi tâm trạng trong 2 tuần liên tục thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ.
3. Thay đổi khi mang thai- Làn da
Trong quá trình mang thai, hormone của thai phụ sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ quan, trong đó dễ nhận thấy nhất là làn da. Khi đó, thể tích máu tăng lên để tăng cường máu cung cấp cho tử cung và các cơ quan. Việc này làm tăng tiết tuyến dầu, khiến bạn dễ nổi mụn hơn, các vết tàn nhang có trên mặt cũng sẫm màu hơn.
Ngoài ra, một số phụ nữ xuất hiện các mảng nâu, vàng được gọi là chloasma (mặt nạ thai kỳ). Một số người lại xuất hiện sọc màu tối dưới rốn kéo dài xuống phần bụng dưới, tăng sắc tố bầu ngực, cơ quan sinh dục và vùng hậu môn. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do hormone thay đổi tạo ra nhiều sắc tố hơn.
4. Tình trạng giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón khi mang thai
Giãn tĩnh mạch: Khi có bầu, tình trạng này thường thấy ở khu vực chân và vùng sinh dục khi các mạch máu bị giãn rộng, gây khó chịu và ngứa, đau. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, kê cao chân khi ngồi và tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian lâu.
Trĩ: Đây là tình trạng phổ biến khi mang thai do lượng máu tăng và kích thước của tử cung tăng, gây áp lực lên vùng chậu. Từ đó, các tĩnh mạch trong trực tràng bị tác động và giãn ra gây trĩ. Bệnh trĩ làm bạn chảy máu khi đi đại tiện, đau, ngứa, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống.
Táo bón: Do hormone thai kỳ mà quá trình tiêu hóa của bạn bị chậm lại, gây áp lực lên ruột già làm cho bạn khó đi vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ trong thai kỳ.
Để phòng tránh trĩ và táo bón trong thai kỳ, bạn nên ăn nhiều chất xơ, ăn uống nhiều hoa quả và nước ép, tập thể dục một cách tập thể dục đều đặn.
5. Thay đổi khi mang thai- Những thứ thoát ra khỏi cơ thể khi chuyển dạ
Khi bạn bắt đầu hoặc đang chuyển dạ, bạn vỡ ối, nước ối chảy ra nhiều và đột ngột hoặc chỉ giỏ giọt hoặc phải chọc ối nếu tử cung đã mở đủ.
Trong quá trình chuyển dạ, bạn còn buồn nôn, tiêu chảy, xì hơn mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Qúa trình mang thai và sinh con có rất nhiều thay đổi khiến bạn bất ngờ, thú vị hoặc cũng thấy mệt mỏi. Nhưng sau tất cả, ngọt ngào sẽ đến khi em bé ra đời mạnh khỏe.
Nguồn : bau.vn