6 thói quen gây hại cho đường ruột, nên bỏ ngay trước khi quá muộn

Ruột là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nếu đường ruột gặp vấn đề thì bạn sẽ khó thu về được lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người thường xuyên ăn các món nướng, hun khói, chiên, ngâm… rất dễ tồn đọng nhiều độc tố trong cơ thể. Và nếu không tìm cách giải phóng độc tố thì các chất độc hại này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột theo đường ăn uống.

Nếu tế bào thành ruột bị tổn thương do các chất độc tích lại lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột như viêm ruột, loét ruột, ung thư ruột… Vì vậy, bạn nên tìm cách cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy chủ động ăn nhiều rau xanh và giảm bớt những loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ cay, đồ chiên xào dầu mỡ, từ đó sẽ tránh được những tác hại lên thành tế bào ruột.

2. Uống rượu

anh 1

Hạn chế bia, rượu để có sức khỏe tốt

Việc uống rượu trong một thời gian dài dù với số lượng bao nhiêu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài gây kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa, tác động của rượu đối với gan cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Nhiều người mắc bệnh gan do uống rượu nhiều, hậu quả là dẫn đến xơ gan.

Do đó, nếu bạn có thể hạn chế tiêu thụ rượu vào người thì chắc chắn sức khỏe đường tiêu hóa lẫn cơ quan gan của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

3. Thức khuya nhiều

anh 2

Thức khuya nhiều gây hại cho đường ruột

Giới trẻ thời nay thường có thói quen thức khuya thường xuyên, nhưng không hề biết rằng điều này có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột. Nguyên nhân là do thói quen thức khuya có thể gây rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thống trao đổi chất, từ đó dễ sinh ra táo bón mãn tính, tiêu chảy và các vấn đề khác.

Bên cạnh đó, thức khuya nhiều còn khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Việc thường xuyên ăn đêm do thức khuya cũng có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.

4. Lười vận động

Tùy theo đặc thù công việc hoặc do thói quen cá nhân của nhiều người nhưng nếu bạn mắc phải thói quen lười vận động thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ngồi lâu chẳng những khiến máu quanh hậu môn lưu thông kém mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Mặt khác, thói quen ngồi lâu cũng sẽ làm nhu động ruột làm việc chậm lại, dễ gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày không giải quyết được cũng sẽ gây hại lớn cho đường ruột.

5. Không điều khiển được cảm xúc

Những tác động xấu gây ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài cũng dễ gây căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và dần dần ảnh hưởng đến nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, từ đó gây táo bón mãn tính, hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của tâm trạng xấu.

6. Lạm dụng thuốc kháng sinh

anh 3

Lạm dụng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến đường ruột

Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên mà không theo chỉ định từ bác sĩ cũng dễ sinh ra tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, cơ thể sẽ khó hấp thu và tiêu hóa tốt thức ăn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và các triệu chứng khác.

Nguồn : sức khỏe cộng đồng

  • Tại sao nhịn ăn gián đoạn kéo dài lại gây hại cho cơ thể ?

    Tại sao nhịn ăn gián đoạn kéo dài lại gây hại cho cơ thể ?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường
  • Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh

    Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh

    Rau xanh là đồng minh cho sự cân bằng dinh dưỡng hoàn hảo, tạo màu sắc cho bữa cơm và tăng cường sức khỏe. Vậy cách lựa chọn, bảo quản, chế biến và ăn rau xanh thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe của chúng ta?
  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả: