8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm

Nếu như bà bầu gặp các vấn đề về sức khỏe bao gồm tiền sản giật, tiểu đường… thì bác sĩ sản khoa sẽ can thiệp chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì về sức khỏe thì tốt nhất là bạn nên chờ đến ngày dự sinh.

Dưới đây là một số lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm.

Gây rủi ro cho bécan thiep chuyen da som

Theo số liệu thống kê, có tới 25% trẻ chào đời vào 37 – 39 tuần tuổi phải được chăm sóc trong lồng ấp khoảng 4, 5 ngày. Trong trường hợp bé sinh từ tuần thai 39 hoặc muộn hơn thì tỷ lệ nằm lồng ấp sẽ giảm xuống dưới 5%.

Can thiệp chuyển dạ sớm gây vấn đề về tăng trưởng và phát triển của bé

Trong trường hợp sinh quá sớm, bé sẽ phải nuôi trong lồng ấp. Nguyên nhân là bởi các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện nên sẽ gặp khó khăn trong việc điều hòa thân nhiệt. Bên cạnh đó, việc bú mẹ cũng sẽ trở nên khó khăn vì trên thực tế , các bé sinh non thường nhỏ và yếu hơn so với các bé sinh đủ tháng. Được biết, sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại một số bệnh thông thường. Vì vậy, không bú được sữa mẹ sẽ khiến bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe cao hơn.

Bé có thể gặp các vấn đề về não bộ nếu can thiệp chuyển dạ sớmcan thiep chuyen da som

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định can thiệp chuyển dạ. Thông thường, não của bé ở tuần thai 35 chỉ nặng khoảng 2/3 so với trọng lượng của não ở tuần thai 40. Ngoài ra, kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho biết thành tích học tập trong tương lại của trẻ sinh đủ tháng thường cao hơn so với các bé sinh thiếu tháng. Việc sinh non sẽ làm tăng nguy cơ khiến bé mắc phải các vấn đề về học tập và hành vi. Theo số liệu, những đứa trẻ sinh ra trong khoảng tuần thai 34 đến 36 sẽ nguy cơ bị bại não gấp 3 lần so với những bé sinh đủ tháng.

Bé có thể gặp vấn đề về hô hấp

Phổi của thai nhi là một trong những cơ quan phát triển sau cùng. Chính vì thế, những bé sinh thiếu tháng sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp cao hơn. Những bé sinh non 37 tuần sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng suy hô hấp, viêm phổi cao hơn so với các bé sinh ra ở tuần thai 39 – 40.

Can thiệp chuyển dạ sớm dẫn tới nguy cơ sinh mổ caocan thiep chuyen da som

Can thiệp chuyển dạ trước thời gian dự sinh có thể dẫntới một chuỗi các vấn đề và cách giải quyết cuối cùng cho các vấn đề này chính là mổ lấy thai. Trong trường hợp mang thai lần đầu và sử dụng các biện pháp giục sinh thì bạn sẽ có nguy cơ sinh mổ khẩn cấp cao gấp 2 lần. Bên cạnh đó, sinh mổ sẽ khiến thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn.

Chuyển dạ khó khăn

Khi can thiệp chuyển dạ sớm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho mẹ sử dụng các loại thuốc giục sinh như prostaglandin (thuốc uống hoặc thuốc nhét âm đạo) để làm mềm cổ tử cung hoặc hormone tổng hợp oxytocin (Pitocin hoặc Syntocinon).

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng phương pháp lóc ối. Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho biết những phụ nữ giục sinh bằng thuốc thường sẽ có những cơn co thắt mạnh hơn khi chuyển dạ so với sinh bình thường.

Nguy cơ biến chứng sau sinh caocan thiep chuyen da som

Trên thực tế, tỷ lệ sinh mổ đang tăng lên đều đặn trong thời gian gần đây. Có nheiefu bà bầu tin rằng sinh mổ sẽ dễ dàng hơn so với sinh thường, nhưng thực chất cũng không tốt hơn bao nhiêu. Sinh mổ sẽ khiến nguy cơ mắc phải các biến chứng cao hơn, có thể gây ra nhiễm trùng cũng như cần có thời gian hồi phục lâu hơn (từ 5 – 7 tuần).

Giục sinh cũng gây ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo của bạn. Nguyên nhân là bởi mổ lấy thai quá nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng, thậm chí là phải cắt bỏ tử cung, tổn thương ruột, bàng quang và tình trạng nhau thai bất thường.

Mối liên hệ giữa mẹ và bé sẽ bị gián đoạn

Trong trường hợp mẹ cần chăm sóc sau phẫu thuật hoặc em bé phải chăm sóc trong lồng ấp thì mẹ sẽ sẽ không thể ôm ấp bé ngay sau khi sinh. Kết quả của các cuộc nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp xúc da kề da sớm sẽ có tác động tích cực đến việc bú sữa mẹ, mối liên hệ giữa mẹ và con cũng sự ổn định nhịp tim và hô hấp của đứa trẻ mới chào đời. Ngoài ra, các biến chứng trong khi sinh cũng có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm sau sinh, cản trở sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.