Làm thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị tiểu đường? Trong khi nhu cầu ăn uống của trẻ không khác gì những trẻ bình thường khác. Vì vậy, bài toán đặt ra cho mẹ là cần biết cân bằng carbohydrate trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây của Bau.vn sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giành riêng cho trẻ em bị tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ bị tiểu đường. Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ dựa vào việc tham khảo bảng kim tự tháp thực phẩm đó để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, linh hoạt cho trẻ. Có ba nguồn thực phẩm dinh dưỡng chính cha mẹ cần cung cấp cho trẻ: chất béo, protein và carbohydrate. Những chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Chất béo: Cho trẻ ăn chất béo cùng tinh bột sẽ có tác dụng làm chậm tiêu hóa và đường huyết tăng chậm. Cha mẹ cần cho trẻ ăn những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như dầu thực vật, dầu từ các loại hạt, quả hạch, dầu cá. Không ăn những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên và các món chiên rán.
- Carbohydrates: Carbohydrate trong thức ăn có thể khiến đường huyết tăng cao. Vì vậy, cha mẹ cần đo đường huyết cho trẻ trước hoặc ngay sau khi ăn và vào một lần nữa sau 2 tiếng. Nếu như phát hiện đường huyết của trẻ tăng cao bạn nên điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng.
- Protein: Protein không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của trẻ. Trong mỗi bữa ăn của trẻ, cha mẹ chỉ nên cung cấp khoảng 186 gam protein hoặc ít hơn.
Bổ sung nhiều trái cây, rau củ cho trẻ
Rau xanh là hoa quả là nguồn thực phẩm rất cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chúng cung cấp lượng vitamin dồi dào, muối khoáng và chất xơ có lợi cho cơ thể trẻ. Một chế độ ăn với nhiều chất xơ sẽ có tác dụng giữ nước, chống táo bón, giúp giải độc và làm chậm quá trình hấp thụ đường trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung cho con các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, dưa leo, củ cải trắng, đậu đỗ.
Với hoa quả, cha mẹ nên tránh những loại quả ngọt như nho, xoài, na, nhãn… Và nên bổ sung những loại trái cây ít ngọt như dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long.
Lời khuyên cho mẹ
- Bạn không nên cho trẻ ăn các món ăn hầm nhừ, chiên, nướng với nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng của món ăn.
-
Không nên cho trẻ ăn quá mặn, không để trẻ sử dụng nhiều đồ ăn đông lạnh.
- Không dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và những loại thức ăn nhanh nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Nguồn : bau.vn