Muốn trẻ sinh mổ muốn phát triển bình thường bạn nên có những cách chăm sóc đặc biệt, chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
1. Nên cho trẻ sinh mổ bú sữa mẹ
Cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhất trong khoảng 1 giờ sau sinh để trẻ có được các dưỡng chất cần thiết để được phát triển khỏe mạnh. Sữa ban đầu tiết ra từ bầu ngực của mẹ chính là sữa non. Sữa có màu vàng nhẹ, lỏng và chứa nhiều protein, ít đường và những hợp chất có lợi cho đề kháng của trẻ.
Dòng sữa đầu tiên này giúp đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh thích nghi với thức ăn bên ngoài bụng mẹ. Sau vài ngày, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu ăn uống và kích thước dạ dày của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn phát huy tác dụng giúp con phòng chống nhiều loại bệnh như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh và nhiễm trùng, nhiễm trùng đường ruột, giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử,các bệnh về đường ruột, bệnh tiểu đường…
Do đó, bạn hãy cố gắng cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục khi trẻ ăn dặm cho đến khi 1 tuổi. WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cũng khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn.
2. Tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Khác với trẻ sinh thường, khi sinh mổ trẻ không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ dưới ngả âm đạo nên hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Từ đó, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của trẻ sinh mổ thường kém hơn, dễ mắc các bệnh về đường nhiễm trùng, dị ứng…
Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, cơ thể sẽ khó khăn trong việc hấp thu các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng. Vì thế, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, mẹ cần tăng cường chất lượng sữa, bởi sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất trẻ tiếp nhận được sau khi chào đời.
3. Trẻ sinh mổ cần nghiêm túc tuân thủ lịch tiêm phòng
Việc tuân thủ lịch tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ làm này giúp mẹ bảo vệ trẻ theo cách khoa học. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ giúp mẹ hiểu được tình trạng sức khỏe hiện tại, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường và có cách xử lý. Ngoài ra, tiêm phòng đầy đủ chính là “tấm khiên” chống lại những vi khuẩn, virus luôn trực chờ tấn công, làm suy yếu hệ miễn dịch… giúp con có một nền tảng sức khỏe vững vàng.
4. Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Không chỉ chăm bẵm bé từng bữa ăn mà bạn còn biết cách quan sát từng biểu hiện bất thường thông qua chất thải, trạng thái cảm xúc.
- Nước tiểu và màu sắc phân: Trong khoảng 24h sau sinh, trẻ phải đi phân su và đi tiểu. Nếu phân có màu vàng, số lượng tiểu 6-8 lần/ ngày là bình thường. Trường hợp phân màu đen, có màu máu là bất thường, khi đó mẹ cần đưa trẻ đi khám.
- Vùng rốn: Nếu rốn xuất hiện tình trạng chảy dịch hay mủ, có mùi hôi, chảy máu không cầm được, vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, thêm biểu hiện sốt thì phải đưa bé đi khám ngay.
- Màu sắc da: Nếu thấy da ở vùng ngực, bụng hoặc cánh tay, chân và phần lòng trắng của bé có màu vàng đậm, bạn nên đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú hay vàng da nhẹ nhưng kéo dài hơn 3 tuần, mẹ cũng nên đưa con đi khám.
Nếu trẻ sinh mổ, bạn nên chú ý quan sát và chăm sóc trẻ nhiều hơn.
Nguồn : bau.vn