Thai nhi quay đầu ở tuần 30 là sớm hay muộn? Cùng bau.vn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Thai nhi quay đầu ở tuần thai thứ mấy?
Thời điểm quay đầu của mỗi em bé là khác nhau. Trên thực tế, thời điểm quay đầu cũng phụ thuộc khá nhiều vào số lần bà bầu đã mang thai.
Đối với những thai phụ mang thia lần đầu thì thời điểm quay đầu của em bé sẽ rơi vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Tuy nhiên, các mẹ mang thai lần hai thì thời điểm em bé quay đầu muộn cũng thường hơn, khoảng tuần thai thứ 36 hoặc 37. Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thứ 28.
Có phải mọi thai nhi đều quay đầu?
Trên thực tế, vào giao đoạn gần cuối thai kỳ, em bé trong bụng mẹ sẽ tự động quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ và tạo áp lực lên tử cụng để chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng. Tuy nhiên không phải tất cả em bé đều sẽ quay đầu đúng thời điểm. Trong một số trường hợp, thai nhỉ thậm chí còn không quay đầu, gây nên tình trạng ngôi thai ngược và khiến cho quá trình sinh thường của mẹ bị cản trở.
Cùng với thời điểm em bé quay đầu thì xác định kiểu kiểu ngôi thai cũng là điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp các bác sĩ chọn ra các phương pháp sinh an toàn và phù hợp nhất đối với thai phụ.
Ngôi đầu
Ngôi đầu còn được gọi là ngôi thuận của thai nhi. Đây là trường hợp em bé ở tư thế đầu quay xuống hướng âm đạo và mông hướng về phía ngực của mẹ. Nếu bé không quá nặng cân thì ngôi đầu là tư thế thuận lợi nhất để thai phụ sinh thường.
Ngôi mông
Ngôi mông là tình trạng ngôi thai ngược. Đây là trường hợp đầu thai nhi hướng lên trên, còn mông hướng về âm đạo. Ngôi mông sẽ khiến mẹ khó sinh hơn so với ngôi đầu. Khi đó, tùy theo kiểu ngôi mông mà các bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh mổ hay sinh đường âm đạo cho thai phụ.
Ngôi ngang hoặc ngôi xiên
Đây là tư thế mà lưng của thai nhi hướng xuống phía dưới đồng thời bên bả vai của bé có thể chạm “cửa ra”. Đối với trường hợp này, các bác sĩ có thể sờ vào vai của bé khi khám. Bởi vậy, thai phụ chỉ có thể sinh mổ do các bộ phận của bé đều rất lớn dẫn tới không thể sinh thường được.
Thai nhi 30 tuần chưa quay đầu có làm sao không?
Như đã đề cập ở trên, thời điểm quay đầu của mỗi thai nhi là khác nhau, có những em bé quay đầu sớm từ tuần thai 28. Tuy nhiên, có những trường hợp em bé đến tận tuần 36, 37 mới quay đầu. Bởi vậy, nếu thai nhi ở tuần thai thứ 30 mà vẫn chưa quay đầu thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Mẹ bầu nên cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cho đến 3-4 tuần sau mà bé vẫn chưa quay đầu thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Thai nhi quay đầu là một việc rất quan trọng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sinh nở của bà bầu. Nếu em bé không quay đầu thai phụ sẽ khó sinh hoặc phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên khám thai định thường xuyên để theo dõi ngôi thai và có những biện pháp can thiệp sớm giúp thai nhi quay đầu.
Nguồn : bau.vn