Liệu có nên đóng bỉm 24/24 cho con, chuyên gia nói gì về điều này?

Suốt quá trình chăm con, có những việc cha mẹ nghĩ rằng đấy là tốt cho trẻ nhưng cũng có những sai lầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé, một trong số đó là vấn đề đóng bỉm cho trẻ sơ sinh suốt cả ngày.

Lý giải cho hành động này, nhiều mẹ cho rằng làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian chăm con, vừa giúp thoải mái vận động, sạch sẽ suốt cả ngày. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ, đặc biệt là các bệnh ngoài da.

Mẹ có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?

Cuộc sống hiện đại, việc chăm sóc con đã trở nên dễ dàng hơn xưa rất nhiều. Không còn cảnh mẹ “đầu tắt, mặt tốt” cặm cụi giặt tã vải cho con như trước đây mà thay vào đó là những sản phẩm tã bỉm tiện lợi, khi bẩn thì chỉ cần thay mới và bỏ cái cũ đi.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều người lại vô tư để con mặc tã cả ngày. Điều này hết sức sai lầm và có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về da. Bởi lẽ, nếu đeo bỉm quá lâu, nhiệt độ và độ ẩm bên trong vùng da mặc tã sẽ tăng lên khiến bé cảm thấy bức bối, khó chịu, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Liệu có nên đóng bỉm 24/24 cho con, chuyên gia nói gì về điều này? - ảnh 1

Các chuyên gia không đồng tình nếu mẹ đóng bỉm cả ngày cho trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ đại tiện mà mẹ không thay tã ngay thì làn da non nớt của bé sẽ tiếp xúc với các enzyme trong chất thải khiến da bị kích ứng và dẫn đến tình trạng hăm tã.

Đối với các bé trai, việc đóng bỉm cả ngày thường khiến khu vực này bị kín hơi, nhiệt lượng tăng cao, lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tinh hoàn.

Thêm vào đó, việc mẹ để con mặc tã cả ngày sẽ tạo thói quen đại tiện trong bỉm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dần mất phản xạ gọi mẹ đưa đi vệ sinh khi bé đã biết nói.

Chung quy lại, mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày. Theo các chuyên gia, giữa những lần thay tã, khi massage cho bé hoặc trước khi tắm, bạn nên để bé “thả rông” 15 – 20 phút để da khô thoáng.

Liệu việc đóng bỉm cho trẻ sơ sinh qua đêm có tốt không?

Liệu có nên đóng bỉm 24/24 cho con, chuyên gia nói gì về điều này? - ảnh 2

Ba mẹ hãy chú ý tã tràn để thay cho con

Việc đóng bỉm cho trẻ qua đêm không gây hại gì cho bé. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy tã đã tràn, mẹ nên nhanh chóng thay tã mới cho con. Việc để vùng da mặc tã của con “ngập” trong chất thải sẽ khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn.

Để an tâm, bác sĩ đề nghị bố mẹ nên kiểm tra tã của bé mỗi 3 giờ một lần. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chọn loại tã tốt giúp thấm hút nhanh và có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.

Những việc nên và không nên làm để ngăn tình trạng phát ban do hăm tã ở trẻ

Liệu có nên đóng bỉm 24/24 cho con, chuyên gia nói gì về điều này? - ảnh 3

Phát ban do hăm tã là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là những vùng da đỏ trong và xung quanh nơi mặc tã cùng bộ phận sinh dục. Trong một số  trường hợp, vết ban đỏ có thể lan đến mông, đùi gây đau đớn, khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc.

Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là vùng da mặc tã luôn có độ ẩm cao, bị hầm bí. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là phải giữ cho da bé được khô thoáng. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên:

Mong rằng với những thông tin về vấn đề đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, bạn đã bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích trong việc chăm con. Một lưu ý khi trẻ bị hăm tã, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc bôi ngoài da nào nếu không muốn tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Hà Nguyên

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/lieu-co-nen-dong-bim-24-24-cho-con-chuyen-gia-noi-gi-ve-dieu-nay-a169378.html

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?