Thực hư chuyện: mẹ bầu ăn đào con sau này sẽ bị câm hoặc chậm nói

Mẹ bầu ăn đào con sau này sẽ bị câm hoặc chậm nói không là thắc mắc của nhiều người. Vậy thực hư chuyện này ra sao, cùng bau.vn tìm hiểu nhé!

Theo dân gian truyền tai nhau, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn đào. Bởi nhiều người cho rằng, quả đào chứa chất độc. Mẹ  bầu ăn đào khi sinh con sẽ dễ bị câm điếc, chậm nói và thậm chí còn mọc nhiều lông như khỉ. Hơn thế, có người còn khẳng định, quả đào còn khiến phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dễ sảy thai. Thực hư tin đồn này thế nào? Cùng bau.vn đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thực hư câu chuyện: mẹ bầu ăn đào con bị câm điếc, chậm nói ra sao?

Hiện nay, việc khẳng định mẹ mang thai ăn đào con sinh ra bị câm điếc, nhiều lông,… là quan niệm chưa có cơ sở. Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều ấy. Quả đào cũng không phải là tác nhân gây sảy thai như nhiều người vẫn nghĩ.

me bau an dao

Trái với quan niệm của nhiều người, quả đào hoàn toàn có lợi cho mẹ bầu và thai nhi. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được. Thậm chí, trong bài thuốc Đông y, các trường hợp động thai còn dùng quả đào phơi khô hoặc sấy khô đun lên để uống. Nó có tác dụng điều chỉ huyết.

Lý do là vì đào có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con trong thời kỳ bầu bí. Đào giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng năng lượng cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Những lợi ích của quả đào đối với sức khoẻ

1. Tăng cường vitamin C

Hàm lượng vitamin C trong quả đào rất nhiều. Cứ 100g đào sẽ cung cấp cho bà bầu 6,6mg vitamin C. Vi chất này có trong đào không chỉ giúp mẹ hấp thu sắt tốt, da dẻ đẹp hơn, phòng ngừa tình trạng nám sạm khi mang thai, mà vitamin C còn là dưỡng chất rất tốt với thai nhi. Loại vitamin này giúp hệ xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển tốt.

2. Axit folic cho hệ thần kinh thai nhi

Trong 100g quả đào cung cấp khoảng 4 µg axit folic. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Axit folic giúp não bộ và cột sống thai nhi phát triển tốt, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.

me bau an dao

4. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa

Ước tính 100g đào sẽ cho 1,5g chất xơ. Các chứng táo bón, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác sẽ được cải thiện nhờ dưỡng chất này. Đặc biệt, khi mang bầu, người mẹ thường xuyên phải bổ sung canxi, sắt… Đây là những chất khiến cơ thể của mẹ bị nóng trong. Việc ăn đào sẽ giúp mẹ dễ dàng đi đại tiện hơn.

5. Chất beta – caroten tăng cường miễn dịch

Hoạt chất tiền vitamin A này được tìm thấy trong quả đảo sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bà bầu và cả thai nhi.

6. Photpho giúp xương chắc khỏe

Nhu cầu photpho hàng ngày của mẹ bầu là 700mg. 100g quả đào sẽ cung cấp cho mẹ bầu 20g photpho cần thiết.

7. Mẹ bầu ăn đào giữ cân nặng của thai nhi ổn định

Hàm lượng calo thấp và lượng dưỡng chất cao sẽ giúp cơ thể thai nhi loại bỏ những chất béo không lành mạnh, điều chỉnh chức năng cơ thể. Mẹ tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, trong đào còn chất magie giúp mẹ bầu giảm chứng chuột rút, giảm tình trạng ốm nghén. Đào tuy rất tốt, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên ăn với lượng vừa phải. Bởi nếu ăn quá mức có thể dẫn đến quá trình tích tụ nhiệt bên trong ảnh hưởng đến thai kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu lưu ý chỉ nên ăn đào đã gọt vỏ. Ăn đào cả vỏ có thể gây ngứa cổ họng.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.