Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt khá phổ biến và có thể xảy ra nếu nồng độ bilirubin ở mức cao. Đây là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Ở trẻ độ tuổi tập đi và người lớn, gan có nhiệm vụ xử lý bilirubin sau đó đào thải qua đường ruột. Tuy nhiên, gan trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin và gây nên tình trạng ứ đọng ở mật.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng vàng mắt do ứ mật khi:
- Trẻ sinh non (em bé sinh trước 37 tuần)
- Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết
- Nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với nhóm máu của mẹ.
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc phải vàng mắt
Nếu nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với người mẹ thì cơ thể con sẽ phát triển sự tích tụ các kháng thể có khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu của chính mình. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin và khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ gây ra bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Vấn đề ở gan
- Thiếu enzyme
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có sao không?
Thông thường, nếu trẻ bị vàng mắt sinh lý sẽ không đáng quan ngại nhưng nếu trẻ bị vàng da vàng mắt do bệnh lý thì lại khá nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng bilirubin não cấp tính: Trẻ thường biểu hiện không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Bilirubin có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tế bào nên sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
- Biến chứng vàng da toàn thân: Chỉ số bilirubin khi vượt quá ngưỡng cho phép không chỉ gây ra tình trạng vàng mắt ở trẻ sơ sinh mà còn gây vàng da nhân. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể phục hồi được nên sẽ gây bại não hoặc tử vong ở trẻ.
Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng mắt, vàng da ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí nhanh và kịp thời.
Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng mắt do ứ mật là đảm bảo bé được cho ăn đầy đủ. Trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn, trẻ sơ sinh bú mẹ nên có 8 – 10 cữ bú một ngày. Đối với trẻ dùng sữa bột, bạn hãy cho con ăn khoảng 30 – 60 ml mỗi 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát bé kỹ trong 5 ngày đầu tiên sau khi chào đời.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-so-sinh-bi-vang-mat-co-sao-khong-a190231.html