1. Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy
Có nhiều lý do khiến trẻ trong độ tuổi tập đi ngáy khi ngủ, chẳng hạn như viêm amidan hoặc hạch ở vòm họng. Nghẹt mũi do dị ứng, vách ngăn bị lệch hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng nằm trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy. Các yếu tố khác như bị thừa cân hoặc các khác thường trên khuôn mặt, bao gồm sứt vòm miệng hoặc cằm ngắn, đều góp phần tạo ra tiếng động khi con ngủ.
Tình trạng ngủ ngáy bình thường
2. Tình trạng ngáy bình thường
Nếu thỉnh thoảng trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng và tiếng thở khò khè hoặc do bị nghẹt mũi bởi dị ứng gây ra thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng ngáy đều đặn cũng được coi là không đáng lo ngại và điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.
3. Tình trạng ngáy không bình thường (ngủ ngáy bệnh lý)
Ngáy quá lớn, ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra trạng thái tạm ngừng thở khi ngủ đều được xem như trạng thái hô hấp không bình thường. Nếu phải gắng sức để thở hoặc thở gấp thì con có thể mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn nghiêm trọng, cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Chứng bệnh này được coi là ngủ ngáy bệnh lý có thể góp phần làm cho trẻ buồn ngủ trong ngày, cảm giác khó chịu hoặc cáu kỉnh, xuất hiện vấn đề về hành vi.
4. Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý
Trường hợp ngủ ngáy bệnh lý thường có kèm theo rối loạn thở khi ngủ hay ngừng thở khi ngủ ở trẻ. Chứng rối loạn thở khi ngủ (SDB) là chỉ tình trạng khó thở trong suốt thời gian ngủ, còn ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng lặp đi lặp lại sực tắc nghẽn một phần hay toàn phần đường thở.
Ngủ ngáy bệnh lý gây nhiều biến chứng
Khi hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ cơ thể ngay lập tức nhận ra điều này như một hiện tượng nghẹn thở gây huyết áp tăng, não bị kích thích và tỉnh giấc ngủ, nồng độ oxy trong máu giảm.
Rối loạn thở khi ngủ và ngưng thở khi ngủ có thể gây những ảnh hưởng tới trẻ như:
- Trẻ ngủ không đủ giấc nên thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, ủ rũ dẫn đến kém tập trung khi ngủ, giảm khả năng học tập và làm việc.
- Đái dầm rối loạn thở khi ngủ làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ.
- Tăng trưởng: Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến trẻ chậm phát triển cơ thể, tăng trưởng chậm.
- Béo phì: Do SDB có thể làm tăng việc đề kháng với insulin hay do mệt mỏi nên trẻ giảm hoạt động thể chất dẫn đến tình trạng béo phì.
- Bệnh lý tim mạch: Tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, các rối loạn tim mạch khác và bệnh lý ở phổi.
- Giảm phát triển trí tuệ: Thường xuyên thiếu cung cấp oxy cho máu cũng như cho não dẫn đến giảm khả năng học tập sự chú ý.
- Xã hội: Ảnh hưởng tới giấc ngủ của các trẻ khác khi ngủ cùng.
5. Biện pháp chữa trị
Khi con yêu bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi, bạn có thể dùng máy xông hơi hoặc thiết bị làm ẩm không khí để giúp con thở dễ dàng hơn. Trong trường hợp con bị dị ứng với lông vật nuôi, hãy hạn chế cho thú cưng vào những khu vực sinh hoạt chung của gia đình.
Ngoài ra, nếu ngáy khi ngủ đã trở thành thói quen, xuất hiện nhiều hơn 3 lần/tuần thì bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra xem con có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Các phương pháp điều trị cho tình trạng này gồm phẫu thuật để khai thông đường thở, loại bỏ vật cản làm hệ hô hấp bị tắc nghẽn.
Nguồn : bau.vn