Bồi đắp sự tự tin: Chắc hẳn, bạn sẽ được nghe không ít những lời khen như “Cô bé thật dễ thương”, “Ôi, bé mặc váy xinh quá”…, bởi con bạn thực sự rất đáng yêu. Tuy nhiên, những lời khen đó có thể khiến bé quá chú trọng đến bề ngoài và vô tình có những kỳ vọng không lành mạnh về giá trị của bản thân. Những lời khen ngợi như vậy về thể chất, về khả năng của bé, chỉ có thể đem lại sự cân bằng cho con bạn. Không có hình mẫu nào lý tưởng hơn là chính cha mẹ và bạn hãy cho bé thấy rằng, một cô gái trẻ đẹp, tự tin không phải vì hình dáng bên ngoài, mà đẹp chính từ tâm hồn và tính cách.
Hình mẫu khỏe mạnh: Việc bạn tự ti về cơ thể, than phiền vì cảm thấy mình béo quá hoặc kế hoạch ăn kiêng, luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến con gái. Không ít các bé gái vì lo quá béo đã cố gắng giảm cân và có xu hướng không hài lòng với cơ thể mình, dẫn đến sự thiếu tự tin và ăn uống thất thường. Bạn hãy khuyến khích cả nhà tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vì mục tiêu có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai chứ không phải chỉ bởi để mặc được chiếc váy nhỏ hơn hoặc có thân hình như mong muốn.
Khi bé “không giống con gái”: Bạn muốn con gái mình lúc nào cũng dễ thương, dịu dàng, khuôn phép và vị tha, nhưng đó là những điều thật sự không “công bằng”. Các bé gái cũng là con người, cũng có những lúc giận dữ, “bốc đồng” bộc phát, có thể làm những điều “chả giống con gái” chút nào. Chẳng hạn như, ném đồ chơi, đóng sầm cửa lại hoặc thậm chí từ chối giúp đỡ mẹ mang vác đồ… Bé có thể trở nên cứng rắn khi đối mặt với hình phạt. Thế nên, những kiểu cư xử không tốt như vậy có liên quan đến việc rèn luyện tính độc lập, nuôi dưỡng sự quyết đoán và giúp hình thành tính cách. Bạn không buộc phải chấp nhận điều đó từ con gái, nhưng phải chấp nhận những khi bé cư xử không đúng, để vẫn có thể cảm thấy thoải mái.
Đừng bắt con phải “hoàn hảo”: Nhiều cô bé “sống chết gì cũng phải hoàn hảo” vì để bố mẹ, thầy cô và họ hàng tự hào. Ở mức vừa đủ, “chủ nghĩa hoàn hảo” sẽ là động lực và là sức mạnh để con gái bạn thành công. Tuy nhiên, sự cầu toàn mãn tính ở bất kỳ ai cũng có thể dẫn đến sự lo lắng, trầm cảm, hoảng loạn, kiệt sức và nhiều vấn đề khác. Bạn cần có giới hạn về sự kỳ vọng ở con và cho bé hiểu rằng, không dễ gì để đạt được thành công trong mọi lĩnh vực. Thà giúp con gái học những kỹ năng để được hạnh phúc và cân bằng cuộc sống, còn hơn là đào tạo bé trở thành một người hoàn hảo.
Hãy để bé theo đuổi đam mê: Không ít bà mẹ vì quá bị ám ảnh về niềm đam mê của con gái mà tự biến chính mình trở thành người đáng trách. Bạn nên cho phép bé lựa chọn niềm đam mê của riêng mình, bởi nếu bị ép buộc, sớm hay muộn bé cũng sẽ từ bỏ. Để con gắn bó hoặc theo đuổi một đam mê nào đó luôn cần có thời gian. Nếu ép một đứa trẻ làm những thứ chúng không thích thì về lâu về dài, có thể phản tác dụng. Nếu con gái bạn đang ở tuổi đến trường và có tham gia các hoạt động ngoại khóa, hãy để bé tự chọn. Một khi đã yêu thích, nhất định bé sẽ làm rất tốt.
Không nên quá can thiệp: Đôi khi, vì quản lý cuộc sống của gia đình khá khắt khe, nên bạn thường lúng túng trong vai trò làm mẹ cũng như “sửa chữa” các vấn đề phát sinh. Bạn luôn có ý thức bảo vệ con gái, nhưng cố gắng đừng quản lý một cách quá mức. Nếu con bị điểm kém hoặc cãi nhau với bạn, hãy nói chuyện với bé trước và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bên cạnh, bạn cũng thường xuyên đặt ra những câu hỏi như “Tại sao con lại bị điểm kém?; “Sao các bạn lại không chơi với con nữa?”… Nói chuyện với con về những gì xảy ra để bạn có thể hỗ trợ bé những việc thực sự cần thiết. Tất cả mọi vấn đề của con, dù là tích cực hay tiêu cực, cũng sẽ giúp bé rút ra được rất nhiều điều, để biết cách nắm bắt và tự điều chỉnh bản thân.
Giúp bé phát triển tính tự lập: Điều đáng sợ nhất của bạn chính là việc quá bao bọc con gái. Theo thời gian, concon gái bạn sẽ lớn khôn, đi học rồi đi làm. Trong giai đoạn trưởng thành, bé không chỉ học mà còn phải tự chăm lo cho bản thân. Bạn có thể quan sát và nhắc nhở, nhưng đừng làm thay cho con. Những lúc rảnh rỗi, hãy đề nghị con gái làm việc nhà như nấu ăn, các công việc nhẹ nhàng. Đồng thời, hướng dẫn con có thói quen chi tiêu thông minh, để giúp bé khi phải sống xa gia đình.
Bạn khác với một người bạn: Ngay cả khi bạn và con gái thực sự gắn bó và có thể thoải mái chia sẻ mọi thứ, thì vẫn cần có một ranh giới nhất định nào đó không thể vượt qua. Không nên dễ dãi quá mức với con gái để chứng tỏ mình là một bà mẹ rất tuyệt vời. Đừng cho cô bé sử dụng chung đồ bơi hay quần áo và đừng than vãn những vấn đề trong đời sống hôn nhân của mình. Khi nhận ra đã vượt quá giới hạn giữa một người mẹ và một người bạn, cô bé sẽ cảm thấy “phẫn nộ”. Ranh giới đó, chính là “chìa khóa” giúp duy trì mối quan hệ giữa bạn và con gái, để bé luôn cảm thấy hạnh phúc với bố mẹ và dễ dàng thích nghi với thế giới bên ngoài hơn.
Không thiên vị: Mối quan hệ gắn bó với con gái có thể dễ dàng dẫn đến sự thiên vị, điều mà anh chị em của cô bé luôn cạnh tranh nhau, bởi các bé đều rất nhạy cảm với sự thiên vị. Vậy nên, hãy cố gắng đối xử với con cái của bạn một cách công bằng nhất, với tất cả sự quan tâm và tình yêu thương. Sự so sánh điểm số, cân nặng, khả năng chơi thể thao hay bất kỳ thứ gì khác giữa các con, chỉ làm xấu đi mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình, thậm chí cả mối quan hệ giữa mẹ và con cái.
Nhớ lại khi bạn đang trưởng thành: Con gái thường có xu hướng trưởng thành sớm hơn con trai. Ngay từ lứa tuổi niên thiếu, con gái bạn đã phát triển đến mức có thể tự lập, rất cần có sự riêng tư cùng với tâm trạng thất thường. Khi con bắt đầu trưởng thành, bạn bắt đầu đối mặt với những thay đổi: sự im lặng, cáu kỉnh, hay sự bộc phát… Chính vì thế, bạn cần nhớ lại những năm tháng đang trưởng thành của mình và cố gắng để hiểu con gái nhiều nhất có thể. Hãy để con bạn có được những giây phút riêng tư, giải quyết những bất đồng bằng sự sẻ chia và hãy để bé tự đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Tạp Chí Bầu số 52, 10/09/2013
Nguồn : bau.vn