Những bí quyết giúp mẹ bầu có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe

Chia nhỏ các bữa ăn Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hiện tượng buồn nôn có thể làm mẹ khó ăn. Thế nên, thay vì tuân theo chế độ ăn 3 bữa chính, các mẹ có thể chia nhỏ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa nhỏ. Điều này vừa giúp mẹ giảm đi cảm giác khó chịu khi ốm nghén vì phải ăn nhiều, đồng thời giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường, chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể. Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn không đồng nghĩa mẹ có thể ăn vặt nhiều hơn để thay thế các bữa ăn phụ. Các món ăn vặt mẹ chọn theo sở thích có thể không đảm bảo đủ dinh dưỡng lại tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe do chứa hàm lượng chất béo không tốt, làm mẹ tăng cân mất kiểm soát. Trong các bữa ăn phụ, mẹ có thể bổ sung nước sinh tố hoặc các loại nước ép vừa tốt cho cơ thể lại cung cấp dinh dưỡng cho […]

Chia nhỏ các bữa ăn

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hiện tượng buồn nôn có thể làm mẹ khó ăn. Thế nên, thay vì tuân theo chế độ ăn 3 bữa chính, các mẹ có thể chia nhỏ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa nhỏ. Điều này vừa giúp mẹ giảm đi cảm giác khó chịu khi ốm nghén vì phải ăn nhiều, đồng thời giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường, chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể.

Những bí quyết giúp mẹ bầu có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe - ảnh 1

Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn không đồng nghĩa mẹ có thể ăn vặt nhiều hơn để thay thế các bữa ăn phụ. Các món ăn vặt mẹ chọn theo sở thích có thể không đảm bảo đủ dinh dưỡng lại tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe do chứa hàm lượng chất béo không tốt, làm mẹ tăng cân mất kiểm soát. Trong các bữa ăn phụ, mẹ có thể bổ sung nước sinh tố hoặc các loại nước ép vừa tốt cho cơ thể lại cung cấp dinh dưỡng cho thai.

Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Đa số các mẹ khi mang thai thường cho rằng ăn càng nhiều con sẽ nhận càng nhiều dinh dưỡng nhưng thực chất việc này là hoàn toàn sai lầm. Bởi tùy vào từng giai đoạn phát triển, thai nhi sẽ cần một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Thế nên mẹ cần bỏ ngay tư tưởng ăn cho 2 người mà chỉ bổ sung hợp lý để vừa đảm bảo cơ thể không bị tăng cân mà thai nhi vẫn được cung cấp đủ lượng để phát triển.

Nguyên tắc 3 nên 2 tránh

Những bí quyết giúp mẹ bầu có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe - ảnh 2

Việc lựa chọn thực phẩm, thức uống trong thai kỳ cũng có tác động rất lớn đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong bụng. Dinh dưỡng thai kỳ cần đảm bảo không gây hại cho người mẹ lẫn thai nhi, do đó các mẹ nhớ ngay nguyên tắc 3 ăn 2 tránh sau đây:

3 loại thực phẩm nên ăn:

– Mẹ nên ăn đa dạng các nguồn thực phẩm để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để vừa giảm đi cảm giác khó ăn vì phải ăn mãi một món. Đồng thời, việc đa dạng nguồn thực phẩm còn giúp mẹ hạn chế tình trạng thừa chất này hoặc thiếu chất kia.

– Mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho bà bầu như sữa, các loại trái cây, rau củ, các loại hạt,…

– Mẹ nên ăn các loại tinh bột dễ hấp thụ, giàu dinh dưỡng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai lang,…

2 loại thực phẩm nên tránh:

– Mẹ tránh ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, bánh kẹo,….bởi vì chúng có thể làm mẹ tăng cân rất nhanh nếu ăn không kiểm soát.

– Mẹ bầu tránh uống các loại nước ngọt có gas, thức uồng có cồn như rượu, bia,…

Không bỏ bữa ăn sáng

Những bí quyết giúp mẹ bầu có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe - ảnh 3

Sau một đêm ngủ, thai nhi trong bụng “đói meo”. Do vậy, mẹ nhớ đừng bao giờ bỏ bữa ăn sáng nhé. Bữa ăn sáng rất quan trọng, nó vừa đảm bảo cung cấp năng lượng cho mẹ vừa giúp bồi bổ cho thai nhi sau một đêm “đói meo”. Bỏ bữa ăn sáng là thói quen xấu trong thai kỳ mà các chuyên gia đồng loạt khuyên mẹ nên sửa, bởi không chỉ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có thể làm mẹ ăn nhiều hơn ở bữa sau, do vậy mà cũng dẫn đến tình trạng tăng cân. Không những vậy, các mẹ cũng phải nhớ ăn sáng thật đủ chất để thai nhi được hấp thụ đủ dinh dưỡng hỗ trợ phát triển toàn diện.

Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ

Nhiều mẹ thường có thói quen vừa ăn vừa xem ti vi mà ăn rất nhanh. Mẹ nào còn đang duy trì thói xấu này thì nên thai đổi ngay nhé. Thay vào đó, các mẹ nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để nhanh no hơn. Sự thay đổi của các hooc- môn thai kỳ có thể làm mẹ thường nhanh đói. Do vậy, ăn chậm nhai kỹ tăng nhanh cảm giác no có thể giúp mẹ giảm đi cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp kiểm soát cân nặng của mẹ tốt hơn.

Bổ sung đủ 3 lít nước mỗi ngày

Uống đủ nước không chỉ giúp các hoạt động trong cơ thể được diễn ra một cách bình thường mà đôi khi còn giúp mẹ giảm cảm giác đói, hạn chế thèm ăn. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây.

Những bí quyết giúp mẹ bầu có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe - ảnh 4

Tập luyện thai kỳ

Duy trì thói quen tập luyện thai kỳ vừa giúp lưu thông máu, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách trơn tru còn giúp các mẹ giảm được triệu chứng thai nghén. Tập luyện sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Do vậy cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt tập luyện đúng cách còn là biện pháp kiểm soát cân nặng cực hiệu quả, giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Bên cạnh chia nhỏ các bữa ăn, mẹ cũng lưu ý chia nhỏ khẩu phần ăn của mình nhé. Để đảm bảo mẹ bầu tăng cân vừa phải, thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng, định lượng dinh dưỡng cần phù hợp theo tỷ lệ sau : 25% protein, 25% tinh bột và 50% rau, củ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?