Nhiều sản phụ thường băn khoăn không biết các ký hiệu trên kết quả siêu âm chỉ những gì và như thế nào là kết quả bình thường. Nếu hỏi cũng chỉ nhận được câu trả lời rất chung chung từ phía bác sĩ là kết quả bình thường.
Do đó, việc giải mã các ký hiệu, chữ viết tắt trong kết quả siêu âm, sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn về tình trạng từ khi thai nghén của mình cũng như chủ động chăm sóc cho bản thân và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.
Các chỉ số siêu âm
GS |
Đường kính túi thai |
CR |
Chiều dài đầu mông |
BPD |
Đường kính lưỡng đỉnh |
HC |
Chu vi đầu |
AC |
Chu vi bụng |
FL |
Chiều dài xương đùi |
AF |
Nước ối |
AFI |
Chỉ số nước ối |
OFD |
Đường kính xương chẩm |
BD |
Khoảng cách hai mắt |
CER |
Đường kính tiểu não |
THD |
Đường kính ngực |
TAD |
Đường kính cơ hoành |
PAD |
Đường kính bụng từ trước tới sau |
FTA |
Thiết diện ngang thân thai |
UM |
Chiều dài xương cánh tay |
Ulna |
Chiều dài xương khuỷu tay |
Tibia |
Chiều dài xương ống chân |
FW |
Khối lượng thai ước đoán |
GA |
Tuổi thai |
HR |
Nhịp tim thai, TT(+): Tim thai bình thường. Ngược lại, TT(-) là không nghe thấy tim thai. |
MP |
Giai đoạn kinh nguyệt cuối |
DD |
Ngày sinh ước đoán |
Hình ảnh siêu âm chỉ đánh giá được một phần của các bộ phận được siêu âm, chúng ta không dựa vào đó để nhận biết được bộ phận ấy là to hay nhỏ mà phải dựa trên số đo của nó so với các số đo khác và so với tuổi thai để đánh giá sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Thông thường, nếu kết quả hình ảnh siêu âm có gì bất thường so với tuổi thai thì các bác sĩ sẽ thông báo và đưa ra lời khuyên dành cho các sản phụ.
Các chỉ số trên kết quả siêu âm dùng để đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi kể cả chu vi vòng bụng và chu vi vòng đầu. Tùy vào đội tuổi của thai mà các kểt quả của chỉ số siêu âm cũng thay đổi theo. Thông thường khi thai còn nhỏ bác sĩ ít quan tâm đến trọng lượng thai nhi mà quan tâm nhiều đến kích thước của thai (đường kính đầu, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của thai) để đánh giá thai có phát triển trong giới hạn bình thường không. Trong lượng thai nhi thường tăng nhanh và 3 tháng cuối (trung bình 700g/tháng). Khi thai đủ tháng bé có cân nặng trung bình 3000g – 3200g.
Siêu âm là một việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên lạm dụng quá nhiều vào việc siêu âm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, nếu có bất thường gì về kết quả siêu âm thì các bà mẹ luôn nhớ hãy tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Siêu âm là một việc làm cần thiết và quan trọng khi mang thai
Cách tính ngày sinh
Có rất nhiều cách để dự tính ngày sinh, nhưng thông thường các bác sĩ thường dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh nếu thai nhi phát triển bình thường thì mẹ mang thai 280 ngày tức 40 tuần và ngày dự kiến sinh được tính như sau:
Ngày: + 7 Ví dụ: |
Có được một đứa con là niềm hạnh phúc lớn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên trong niềm hạnh phúc ấy các bà mẹ cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe và đi khám, siêu âm thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ để em bé được sinh ra một cách an toàn và khỏe mạnh nhất.
Tường Lâm
Nguồn : bau.vn