1. Những thời điểm dễ khiến trẻ bị trúng gió
Lúc giao mùa khiến trẻ dễ bị trúng gió nhất
– Vào lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng nên dễ bị trúng gió.
– Vào những khi thời tiết có mưa nhiều, dài ngày và có gió lạnh.
– Vào mùa đông, những ngày có nhiệt độ xuống thấp đột ngột.
2. Biểu hiện cho thấy trẻ bị trúng gió
– Bé sẽ cảm thấy ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả chân, tay nữa. Tuy nhiên, biểu hiện này chỉ có thể biết được ở những trẻ đã lớn, khi bé biết diễn tả được cảm giác của mình bằng từ ngữ. Còn đối với những bé nhỏ nó sẽ biểu hiện qua việc bé thường rùng mình, tay chân co cứng, da tím tái.
– Bé thường rơi vào trạng thái mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu và choáng váng.
– Biểu hiện dễ thấy nhất là bé hay chảy nước mũi, nặng hơn còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy nữa.
– Với những trường hợp nặng, bé có thể bị hôn mê và co cứng toàn thân lại nữa. Do vậy, nếu không được xử lý kịp thời rất nguy hiểm.
Trẻ bị nôn và chảy nước mũi khi bị trúng gió
3. Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió
Theo Tây y
Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thuốc cảm chứa paracetamol và bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng khi trẻ bị trúng gió.
Theo Đông y
Trong Đông y có rất nhiều phương pháp rất hay, đơn giản mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lại hiệu quả như:
– Cạo gió: Trẻ em cũng có thể cạo gió để giải cảm. Hãy cạo gió ở vùng cổ, bụng, lưng, chân và tay một cách nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến làn da non nớt của trẻ.
– Cho trẻ uống một chút trà gừng để làm ấm cơ thể.
– Xoa bóp để làm nóng phần gan bàn chân, hai bàn tay và bụng.
– Cho trẻ nằm nghiêng để tránh nuốt phải chất nôn khi bị nôn và phần đầu nên thấp hơn phần chân để máu có thể lưu thông lên não, đồng thời đắp chăn thật ấm.
– Cho trẻ ngửi tinh dầu để lưu thông khí huyết giúp thư giãn tinh thần, không bị choáng váng và nhức đầu. Massage phần thái dương, hai bên sau tai và ấn huyệt nhân trung.
– Cho trẻ uống nước ấm và ăn cháo hành hoặc tía tô.
– Với những trường hợp đặc biệt nguy hiểm, cần cấp tốc đưa đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
Cho trẻ uống trà gừng để làm ấm cơ thể
4. Cách hạn chế trường hợp trẻ bị trúng gió
– Khi nhận thấy có sự thay đổi thời tiết, lập tức phải giữ ấm cho trẻ bằng việc mặc đủ quần áo ấm. Khi đi ra ngoài, nếu thời tiết lạnh, cần đội mũ, đeo kính, khẩu trang, khăn quàng cổ và cả găng tay, tất chân nữa.
– Khi tắm cho trẻ, cần lau khô người rồi mới mặc quần áo và không để trẻ ở nơi có gió lùa.
– Không để trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu với nhiệt độ thấp.
– Nên đeo tất chân cho trẻ thường xuyên, kể cả khi ở nhà nếu thời tiết lạnh.
Nguồn : bau.vn