“Thủ phạm” gây viêm bàng quang ở bà bầu

Khi bị bệnh, bà bầu không được tự ý uống thuốc mà nên gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất, tránh làm viêm bể thận, cũng như gây tổn hại đến thai nhi.

Trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập do đó dễ mắc chứng viêm bàng quang.
Nguyên nhân

Thai phụ là đối tượng có nguy cơ bị viêm bàng quang cao (khoảng 10%) nhiều nhất là vào ba tháng giữa của thai kỳ. “Thủ phạm” gây nên bệnh này là sự thay đổi hormon trong cơ thể – progesterone, tử cung lớn khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu, vệ sinh cá nhân không tốt, mặc quần áo quá chật chội, nhịn tiểu… Trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập do đó dễ mắc chứng viêm bàng quang hơn.

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh chủ yếu trong viêm bàng quang. Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có loại đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang. Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang là vi khuẩn đường ruột.

viem-bang-quang-trong-thai-ky-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giadinhvietnam.com 1

Ảnh minh họa

Đứng hàng đầu trong các vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang là E.coli sau đó là Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn, âm đạo qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang.

Bên cạnh đó, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, tiểu đường, chứng bại liệt, các bệnh thần kinh… làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang. Táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cuối cùng, còn phải kể đến sự không đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thăm khám hoặc khi thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ tại các cơ sở y tế theo dõi thai định kỳ của sản phụ.

Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang thời kỳ thai sản

Bà bầu khi mắc phải chứng bệnh này thường có biểu hiện: buồn tiểu, tiểu són, đi tiểu nhiều lần nhưng chỉ vài giọt. Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục, lắng cặn, có khi kèm theo dịch mủ hoặc máu.

Đau buốt vùng thắt lưng trong và sau khi tiểu tiện, đau rát khi tiểu, đau xương mu, đau và căng tức vùng bụng dưới, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đôi lúc sốt cao.

Phòng ngừa 

 

Biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa viêm bàng quang là uống nhiều nước. Bà bầu cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày giúp tăng cường sự bài tiết. Tuyệt đối không uống rượu, bia và các đồ uống có cồn, vì rất có hại cho sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ viêm bàng quang. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để đề phòng táo bón, vì táo bón làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo. 

Rèn thói quen đi tiểu (đi hết) thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu gây căng bàng quang, ứ đọng nước và làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn. Đi tiểu sau khi ân ái cũng giúp thải các vi khuẩn có hại trú ngụ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ. Nên vệ sinh từ trước ra sau để không làm vấy bẩn vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, tốt nhất nên vệ sinh “cô bé” bằng nguồn nước sạch.

Cần nhớ không nên dùng sữa tắm, dầu gội đầu hoặc xà phòng thơm để vệ sinh, sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thay quần lót 2 lần/ngày, mặc quần lót thoáng, rộng bằng chất liệu cotton để giữ vùng kín khô ráo, không mặc quần chật (nhất là trong mùa hè) vì nó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm ướt vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tầm soát nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Nếu mắc bệnh viêm sinh dục, niệu đạo không được tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần điều trị dứt điểm, nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát. Không để bệnh trở thành mãn tính hoặc mầm bệnh lây lan đến bàng quang và đường niệu trên.

Điều trị

Khi bị bệnh, bà bầu không được tự ý uống thuốc mà nên gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất, tránh làm viêm bể thận, cũng như gây tổn hại đến thai nhi.

Nếu để lâu dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm độc thai nhi, tiền sản giật, sảy thai, sinh non… Cần điều trị dứt điểm, uống thuốc đều đặn và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tái bệnh, và cần phải điều trị dứt bệnh trước khi sinh.

Kiêng quan hệ tình dục khi bị bệnh và trong thời gian chữa bệnh. Nếu không sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên tồi tệ hơn.

Thai phụ là đối tượng có nguy cơ bị viêm bàng quang cao (khoảng 10%) nhiều nhất là vào ba tháng giữa của thai kỳ. “Thủ phạm” gây nên bệnh này là sự thay đổi hormon trong cơ thể – progesterone, tử cung lớn khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu, vệ sinh cá nhân không tốt, mặc quần áo quá chật chội, nhịn tiểu… Trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập do đó dễ mắc chứng viêm bàng quang hơn.

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh chủ yếu trong viêm bàng quang. Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có loại đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang. Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang là vi khuẩn đường ruột.

viem-bang-quang-trong-thai-ky-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giadinhvietnam.com 1

Đứng hàng đầu trong các vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang là E.coli sau đó là Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn, âm đạo qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang.

Bên cạnh đó, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, tiểu đường, chứng bại liệt, các bệnh thần kinh… làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang. Táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cuối cùng, còn phải kể đến sự không đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thăm khám hoặc khi thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ tại các cơ sở y tế theo dõi thai định kỳ của sản phụ.

Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang thời kỳ thai sản

Bà bầu khi mắc phải chứng bệnh này thường có biểu hiện: buồn tiểu, tiểu són, đi tiểu nhiều lần nhưng chỉ vài giọt. Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục, lắng cặn, có khi kèm theo dịch mủ hoặc máu.

Đau buốt vùng thắt lưng trong và sau khi tiểu tiện, đau rát khi tiểu, đau xương mu, đau và căng tức vùng bụng dưới, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đôi lúc sốt cao.

Phòng ngừa 

Biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa viêm bàng quang là uống nhiều nước. Bà bầu cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày giúp tăng cường sự bài tiết. Tuyệt đối không uống rượu, bia và các đồ uống có cồn, vì rất có hại cho sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ viêm bàng quang. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để đề phòng táo bón, vì táo bón làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo. 

Rèn thói quen đi tiểu (đi hết) thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu gây căng bàng quang, ứ đọng nước và làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn. Đi tiểu sau khi ân ái cũng giúp thải các vi khuẩn có hại trú ngụ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ. Nên vệ sinh từ trước ra sau để không làm vấy bẩn vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, tốt nhất nên vệ sinh “cô bé” bằng nguồn nước sạch.

Cần nhớ không nên dùng sữa tắm, dầu gội đầu hoặc xà phòng thơm để vệ sinh, sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thay quần lót 2 lần/ngày, mặc quần lót thoáng, rộng bằng chất liệu cotton để giữ vùng kín khô ráo, không mặc quần chật (nhất là trong mùa hè) vì nó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm ướt vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tầm soát nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Nếu mắc bệnh viêm sinh dục, niệu đạo không được tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần điều trị dứt điểm, nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát. Không để bệnh trở thành mãn tính hoặc mầm bệnh lây lan đến bàng quang và đường niệu trên.

Điều trị

Khi bị bệnh, bà bầu không được tự ý uống thuốc mà nên gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất, tránh làm viêm bể thận, cũng như gây tổn hại đến thai nhi.

Nếu để lâu dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm độc thai nhi, tiền sản giật, sảy thai, sinh non… Cần điều trị dứt điểm, uống thuốc đều đặn và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tái bệnh, và cần phải điều trị dứt bệnh trước khi sinh.

Kiêng quan hệ tình dục khi bị bệnh và trong thời gian chữa bệnh. Nếu không sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên tồi tệ hơn.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn