Những hình ảnh “cực nét”về thai nhi

Những hình ảnh cực rõ nét được chụp dưới ống kính 3D dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ chi tiết các bộ phận trên cơ thể con yêu

Chắc chắn hình ảnh siêu âm bình thường không làm mẹ thỏa mãn được mong muốn ngắm nhìn cơ thể con khi đang lớn dần trong bụng mẹ đúng không? Những hình ảnh cực rõ nét được chụp dưới ống kính 3D dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ chi tiết các bộ phận trên cơ thể con yêu, từ những lớp lông tơ mỏng manh, đến bàn tay, bàn chân tí xíu của bé…

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi bắt đầu…

1. Chỉ cần một tinh trùng được kết hợp với trứng của người phụ nữ là có thể thụ thai, nhưng cũng có khi tử cung của mẹ tiếp xúc với hơn 100,000 tinh binh mà khả năng thụ thai lại rất thấp hoặc không thành công.

2. 24 giờ là khoảng thời gian để tinh trùng di chuyển vào vị trí của trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh diễn ra. Lúc này thời kỳ mang thai của bạn đã thực sự bắt đầu cho dù bạn có thể không hề hay biết.

3. Khi bào thai lên sáu tuần tuổi, bé bắt đầu nhịp tim.

Chỉ cần một tinh trùng được kết hợp với trứng của người phụ nữ là có thể thụ thai.

4. Cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân và mẹ cảm thấy quần áo chật hơn. Khi được sáu tuần tuổi thai nhi sẽ có kích cỡ bằng trái mận hoặc bằng trái táo ta.

5. Đến tuần thứ tám, bé chính thức được gọi là bào thai.

6. Ở tuần thứ 10, thai nhi đã có thể cử động. Nếu mẹ chạm vào bụng mình thì bé sẽ co lại, khi đó mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những chuyển động của bé.

Tất cả những cơ quan nội tạng chính của đứa bé như tim, phổi, thận, não bộ và hệ tiêu hóa đã được hình thành và hoạt động đúng với chức năng trước tuần thứ mười.

7. Tất cả những cơ quan nội tạng chính của bé như tim, phổi, thận, não bộ và hệ tiêu hóa đã được hình thành và hoạt động đúng với chức năng trước tuần thứ mười. Từ giờ trở đi chúng chỉ cần phát triển hoàn thiện nữa thôi.

8. Đến tuần thứ mười hai, thai nhi có cân nặng khoảng 0,25kg.

9. Vân tay của bé sẽ được hình thành vào tuần tuổi thứ 13.

Vân tay của bé sẽ được hình thành vào tuần tuổi thứ 13.

Khi bạn siêu âm lúc thai nhi 20 tuần tuổi, bạn sẽ thấy bé có hình hài của một đứa bé đầy đủ.

10. Bé sẽ mọc tóc tơ ngay từ những tuần đầu tiên. Bé cũng có lông mày, lông mi và toàn thân được bao phủ bởi một lớp lông tơ với tác dụng giữ ấm cho cơ thể.

11. Khi mẹ siêu âm lúc thai nhi 20 tuần tuổi sẽ thấy bé có hình hài của một đứa bé đầy đủ. Thân và các chi của bé từ đây sẽ phát triển chậm lại nhưng nó sẽ bắt đầu dài ra nhanh chóng để chuẩn bị lọt lòng.

12. Đến tuần thứ 21, thai nhi sẽ nặng và có chiều dài bằng một quả chuối.

13. Thai nhi bé bỏng của mẹ khi được 24 tuần tuổi có não bộ phát triển tương đối hoàn thiện. Bé có thể phân biệt được giọng của mẹ và bố. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ cứ cho bé nghe đi nghe lại cùng một đoạn nhạc khi nó còn nằm trong bào thai thì khi sinh ra bé vẫn có thể nhớ được những gì bé đã nghe.

Từ tuần 18-20, thai nhi đã có thể nghe và phân biệt được những âm thanh xung quanh đặc biệt là giọng nói của mẹ.

Thai nhi bé bỏng của bạn khi được 24 tuần tuổi có não bộ phát triển tương đối hoàn thiện.

14. Tuần thứ 24 sẽ là một mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai. Vào thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ được coi là đã có thể sống sót. Nói cách khác là nếu bé được sinh ra lúc này thì xác xuất sinh tồn sẽ là 39%.

15. Nếu mẹ cảm nhận được cảm giác bị đụng từ phía trong thì có thể bé con đang bị nấc.

16. Mẹ có biết là thai nhi cũng uống và thải ra qua nước ối không? Lượng nước này sẽ lưu thông và tự làm đầy trong vòng mỗi ba tiếng đồng hồ, vì thế hãy chắc rằng mẹ bầu phải uống đủ nước để giữ cho lượng nước ối này được đầy.

Tới tuần thứ 27, mắt của thai nhi sẽ mở ra, và thêm vào đó nó đã có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối.

17. Tới tuần thứ 27, mắt của thai nhi sẽ mở ra và em bé đã có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối mặc dù cho đến khi sinh ra, bé chỉ có thể thấy được các vật thể cách mắt chừng 15 cm.

18. Khi được 40 tuần tuổi, nhau thai nối mẹ với bé sẽ bằng khoảng một cái đĩa dẹp dày khoảng 2-3 cm nặng chừng 650 gram và được coi là cơ quan phụ bên ngoài thai nhi.

 

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn