Bà đẻ bị tắc tia sữa có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục để giảm tình trạng đau đớn

Tắc tia sữa bị mủ là tình trạng xảy ra đối với bà mẹ sau khi sinh. Nếu không chữa trị được kịp thời thì việc tắc tia sữa có mủ này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng trầm trọng.

Tắc tia sữa có mủ là gì?

Thông thường khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được cách khắc phục thì có thể chuyển sang tình trạng tắc tia sữa có kèm theo mủ. Sữa đọng lại bên trong bầu ngực của mẹ dài ngày sẽ bị ôi, tắc và dẫn đến ung nhũ hoa.

Bên cạnh đó mẹ sẽ đi kèm với những dấu hiệu sốt cao, ngực sưng, sữa vón cục, mệt mỏi … Với những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm vú, áp xe vú… lúc này mẹ cẩn thận khi cho bé bú vì có thể trong sữa có thể lẫn thêm mủ.

Bà đẻ bị tắc tia sữa có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục để giảm tình trạng đau đớn  - ảnh 1

Tắc tia sữa lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến tình trạng có mủ

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa có mủ?

Có các nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa có mủ đó là:

– Tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị

– Cho trẻ bú sai cách gây tổn thương đầu ti

– Nhiễm khuẩn đầu vú

– Mẹ bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn

Bà đẻ bị tắc tia sữa có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục để giảm tình trạng đau đớn  - ảnh 2

Cho bé bú sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa mủ

Tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào?

Đây là một chuyển biến cực kỳ xấu của tình trạng tắc tia sữa và cần phải được chữa trị ngay lập tức. Nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho mẹ như là:

– Tình trạng bị áp xe vú
– Bị khôi viêm mãn tính
– U xơ vú
– Có thể gây nhiễm trùng cấp gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé.

Những dấu hiệu viêm tắc tia sữa có mủ?

Đầu vú có đốm mủ trắng, hoặc chảy mủ

Dấu hiệu đầu tiên mà mẹ có thể nhận biết được mình đang bị tắc sữa có thêm mủ đó chính là việc trên đầu ti có xuất hiện nhiều đốm mủ trắng bé xíu hay đầu ti của mẹ có tình trạng bị chảy mủ.

Nóng rát, sưng đầu ti kèm đau đớn

Việc bị tắc sữa sẽ khiến cho ngực của mẹ bị căng cứng kèm theo đau rát, bên cạnh đó đầu ti của mẹ cũng sẽ bị sưng to và đau rát. Nhiều bà mẹ nhận định những lúc như thế này còn có cảm giác đau hơn là lúc rặn đẻ.

Sốt cao trên 38 độ, co giật, ớn lạnh

Bên cạnh đó khi bị tắc tia sữa kéo dài mẹ sẽ bị tình trạng sốt cao kéo dài, thông thường lúc này nhiệt độ của cơ thể mẹ có thể lên đến 38 độ hoặc hơn. Cùng với đó cơ thể mẹ sẽ bị có cảm giác bị ớn lạnh và đôi khi có thể bị co giật.

Vậy tắc tia sữa có mủ có nên cho bé bú không?

Khi mẹ bị tình trạng này thì tuyệt đối không nên cho bé bú vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trong thành phần của mủ có nhiều chất độc hại gây viêm nhiễm nên có thể làm cho bé bị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp của bé.

Bên cạnh đó khi bị tắc sữa dẫn đến mủ thì lúc này sữa bên trong bầu ngực đã bị ôi, chất lượng sữa của mẹ rất kém nếu bé hấp thụ vào trong cơ thể có thể gây tiêu chảy, làm cho hệ tiêu hóa của bé không tốt … điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ sơ sinh.

Cách khắc phục tình trạng tắc tia sữa có mủ

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị

Khi mẹ bị tình trạng này thì nhanh chóng tới thăm khám, gặp bác sĩ chuyên khoa giỏi để có những lời khuyên đúng đắn nhất để điều trị nhanh khỏi. 

– Mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hai bầu ngực nhất là ở vị trí đầu ti để kiểm tra tình trạng mưng mủ như thế nào.
– Trong giai đoạn này mẹ cũng nên tắm rửa bằng nước nóng và tắm dưới vòi hoa sen. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên quá lo lắng, nên giữ tinh thần ổn định, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
– Mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể có đầy đủ sức đề kháng chống lại bệnh. Mẹ cũng nên uống đủ nước cho cơ thể hằng ngày để tăng tiết sữa và thanh lọc cơ thể.
– Dùng tay massage 2 bầu ngực cũng như chườm nóng bầu ngực để giảm sưng, viêm và thông tắc được tia sữa.
– Dùng máy hỗ trợ hút sữa để loại bỏ đi lượng sữa ôi, kém chất lượng bên trong ngực.

Mẹ nên chú ý:

Ngoài việc không cho con bú, thì mẹ cũng không nên tắm nước lạnh và không nên uống quá ít nước trong giai đoạn này.

Biện pháp phòng ngừa

– Mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước và giữ tinh thần luôn lạc quan và thư giãn.

– Nên thường xuyên massage bầu ngực, còn có tác dụng tránh được tình trạng sữa bị vón cục.

– Mẹ cũng nên cho bé bú đầu cả 2 bên vú.

– Nên mặc áo ngực mềm mại và không có gọng.

– Nên thường xuyên vệ sinh và lau chùi đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho em bé bú.-

– Mẹ nên cho bé bú thường xuyên

 

Hy vọng với bài viết này các mẹ bỉm sữa sẽ có thêm kinh nghiệm để hạn chế được tình trạng này sau khi sinh em bé.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/ba-de-bi-tac-tia-sua-co-mu-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-de-giam-tinh-trang-dau-don-a179336.html

Nguồn : bau.vn