Sổ tay cho bạn đi đẻ

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc vượt cạn của mình.

Chắc hẳn các bà bầu rất hồi hộp lắm vì chuẩn bị được nhìn thấy thiên thần bé bỏng của mình, nhưng bên cạnh niềm vui thì cũng không ít những lo lắng, băn khoăn không biết mình phải làm thế nào, chuẩn bị những gì cho cuộc vượt cạn… Bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc vượt cạn của mình.

Trước khi đến ngày dự sinh khoảng 2 tuần

Bạn có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh đến 1 tuần, vì thế trong khoảng 2 tuần trước ngày dự sinh bạn có thể sinh bất kỳ ngày nào vì thế mọi kế hoạch đi sinh đều phải được chuẩn bị trước. Theo kinh nghiệm của mình các mẹ cần chuẩn bị bị sẵn những thứ cần thiết sau:
 Dành cho Mẹ:
– cần photo sẵn CMND + Bảo hiểm y tế (mỗi thứ 3 bản) + hộ khẩu (nếu BV yêu cầu)
– 1 bộ đồ (có thể không cần vì sẽ mặc áo của bệnh viện) có thể dùng để mặc khi xuất viện
– 2 đôi vớ (tất)
– 1 gói băng vệ sinh dành cho sản phụ
– quần lót dùng 1 lần (ít nhất 8-10 cái)
– khăn mặt
– bàn chải, kem đánh răng
– 1 bô nằm
– 1 cuộn giấy vệ sinh
– tấm đệm không thấm nước
– áo ngực + tấm lót hút sữa
Lưu ý: nếu dùng loại quần tã dành cho người lớn thì không cần quần lót, nhưng tã này to và cộm, không được thoải mái.
 Dành cho bé:
– áo sơ sinh (khoảng 5 cái)
– bao tay + bao chân + nón
– tã vải sơ sinh (khoảng 5 cái)
– 1 túi tã giấy new born (của bobby hoặc huggies đều ok)
– 1 bình sữa mini + hộp sữa + bình thủy
– 1 gói khăn giấy ướt loại baby care
– gạc rốn (khoảng 3-5 cái)
– khăn bông (khoảng 3 cái)
– gối + nệm
– dầu khuynh diệp + bông ngoáy tai
Nên tìm hiểu trước bệnh viện dự sinh, trường hợp yêu cầu mặc đồ của bệnh viện thì mẹ chỉ cần mang một bộ mặc khi xuất viện, và mang thêm cho bé 1 bộ nữa là đủ.

 Dấu hiệu bạn phải đến bệnh viện ngay
Qua sự tư vấn của bác sĩ sản khoa Tuyết Lan và từ kinh nghiệm thực tế của bản thân thì những dấu hiệu sau đây cho thấy bạn sắp chuyển dạ: ra huyết đỏ, rỉ ối hoặc vỡ nước ối. Đi kèm có thể là bạn sẽ Đau bụng hoặc không đau bụng. Lúc này sản phụ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.  Trước khi xuất phát cần cần dùng ngay loại băng vệ sinh dành cho sản phụ đề phòng trường hợp nước ối vỡ bất ngờ.

Khi đến bệnh viện bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung sản phụ đã mở được bao nhiêu cm, thông thường khoảng 2cm thì bạn sẽ phải nhập viện ngay, do đó nếu thấy dấu hiệu chuyển dạ thì 90% khả năng bạn sẽ phải ở lại bệnh viện cho đến lúc chuyển dạ sinh thật sư. Trong thời gian chờ sinh này bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết: HIV, nước tiểu… kiểm tra tình trạng thai nhi bằng máy monitor (trong 1 tiếng)

 

 Cần xác định trước tên bé: Mẹ nhớ xác định trước tên của em bé nhé. Vì khi vào phòng khám thai, đo tim thai ở khoa đẻ bác sĩ sẽ yêu cầu cậu khai tên con để làm giấy chứng sinh. Tuy là mình biết con là trai hay gái rồi, nhưng bác sĩ vẫn  yêu cầu  cả 2 cái tên đấy. Nếu sau đó mẹ muốn đổi tên thì khi đi làm giấy khai sinh thay đổi tên con luôn.

*Thời gian chuyển dạ: Tùy vào từng sản phụ một có người sinh dễ nhưng cũng có người lại sinh rất nhanh, thông thường các cơn đau sẽ kéo dài trung bình từ 12 tiếng trở lên. Trong phòng chờ sinh sẽ không cho người thân vào, vì vậy cần mang theo bên mình 1 túi nylon nhỏ đựng 1 quần lót + băng vệ sinh dành cho sản phụ để dùng sau khi sinh xong) Bạn cũng có thể mang theo điện thoại để gọi cho người thân khi nào cần thiết, hoặc lúc đau quá gọi cho chồng cũng cảm thấy được an ủi, giảm bớt cơn đau.

*Hãy gọi bác sĩ: Sau thời gian đau ê ẩm sẽ xuất hiện những cơn co tử cung, bạn sẽ cảm thấy nhói đau 1 chút, mỗi cơn co cách nhau khoảng 10-15 phút. Lúc này tử cung có thể đã đạt mức 3cm, các cơn co xuất hiện nhiều và mạnh hơn, trung bình khoảng 5ph/lần và sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Nếu thấy đau dữ dội bạn yêu cần bác sĩ kiểm tra cho bạn. Trường hợp cơn co chỉ cách khoảng 1-2 phút là dấu hiệu bạn sắp sinh. Bạn sẽ rất đau trong mỗi cơn co, lúc này tử cung đã mở khoảng 5-6cm.  Các cơn co sẽ đến dồn dập khiến bạn cảm thấy đau nhiều lúc không thể chịu đựng được, chỉ muốn hét lên. Càng hét sẽ càng làm bạn mất sức, vì vậy hãy khắc phục bằng cách hít thở sâu, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

 * Khi rặn đẻ: Bạn hãy cố gằng làm theo lời bác sĩ đỡ cho bạn. Họ biết khi nào bạn cần rặn cho đúng cách, để mình không mất sức mà con chào đời lại an toàn. Cố gắng hít 1 hơi thật sâu và rặn 1 hơi thật dài, càng dài càng tốt mỗi khi có cơn gò, như vậy sẽ tốt hơn là rặn từng hơi ngắn.

 *Sau khi sinh: Khi thấy con yêu của mình mạnh khỏe, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và quên đi những đau đớn trước đó, lúc nghe tiếng khóc của con rồi bạn chỉ muốn bật khóc vì quá sung sướng mà thôi. Cuộc vượt cạn đến đây xem như đã thành công mỹ mãn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết thời điểm sinh em bé, khối lượng và giới tính của bé, đồng thời khâu vài mũi tại tầng sinh môn cho bạn, lúc này không còn cảm giác đau gì nữa mà chỉ nghĩ đến bé yêu của mình thôi. Mới đẻ xong vừa đau vừa mệt, mẹ có thể nằm cho bé bú. Không cần phải ngồi dậy.

* Chuẩn bị đồ ăn: sau sinh bạn sẽ cảm thấy rất đói vì thế hãy nhờ người nhà chuẩn bị ít đồ ăn mang cùng như: bánh ngọt, trứng gà luộc, sữa nóng, uống một cốc sữa nóng là tốt nhất vì vừa có năng lượng lại giúp sữa nhanh về.

* Người nhà sẽ không được ở lại: Mỗi ngày, từ 8h sáng đến 11h sáng,  bệnh viện sẽ đuổi tất cả người nhà ra. Lúc đấy chỉ còn mình mẹ với bé. Trong thời gian đấy, người ta cũng mang bé đi tắm.  Trước khi ý tá đưa con đi, mẹ nhớ kiểm tra lại số đeo cổ của con, thông thường bé sẽ phải mặc đồ bệnh viện nên mẹ cần chuẩn bị tã, áo, khăn quấn bé , mũ, bao tay, chân, băng rốn, bỉm… để y tá đến đem đi tắm cho bé luôn.

* Bảo hiểm thanh toán: bên bảo hiểm sẽ chi trả 80% viện phí cho bạn nếu bạn đi đẻ đúng tuyến (đúng bệnh viện đăng ký khám chữa bệnh của BHYT) hoặc khác tuyến nếu bạn sinh cấp cứu. Thông thường nếu được chi trả tới 80% viện phí thì lúc ra viện bạn chỉ mất khoảng 500.000Đ. BHYT sẽ thanh toán cho bạn 30% trường hợp bạn sinh trai tuyến.

*Xuất viện: Hãy nhờ người nhà làm thủ tục thanh toán và trả hết đồ cho bệnh viện, bạn cần kiểm tra lại lần nữa xem mình có quên đồ nào không. Một việc các sản phụ không được bỏ qua đó là gặp bác sĩ để hỏi về việc chăm sóc bản thân và em bé sau sinh, bạn có thể hỏi bác sĩ về vết khâu ở tầng sinh môn, mình và em bé có phải sử dụng thêm thuốc mem gì hay không?…

 

Tường Lâm (Tạp Chí Bầu)

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn