10 dấu hiệu khác thường thai phụ không cần lo lắng

Các biểu hiện khác thường trong cơ thể luôn làm những bà mẹ tương lai phải lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến con yêu của mình. Tuy nhiên có những biểu hiện lại là rất bình thường ở hầu hết thai phụ.


1. Chứng nôn nghén có thể lấy đi những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi?

Bạn không cần quá lo lắng nếu như cái dạ dày của bạn luôn ở trạng thái trống rỗng. Một lát bánh mì, một quả táo, một vài chiếc bánh hay một chút sữa cũng đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho bạn và con rồi. Chứng nôn nghén thường xảy ra trong quý 1 của thai kỳ, thực tế trong thời gian này em bé của bạn đang trong quá trình hình thành nên chưa cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Bạn chỉ cần đến bác sĩ khi bạn bị mất nước quá nhiều do nôn, giảm cân một cách nhanh chóng, ốm trong một thời gian dài mà không thể thực hiện bất cứ hoạt động nào, cảm cúm… Đó mới là những dấu hiệu bất thường khiến bạn phải lo lắng.

2. Quan hệ tình dục sẽ làm đau em bé?

Tình dục được các bác sĩ khẳng định là hoàn toàn an toàn đối với những cặp vợ chồng không có tiền sử hay nguy cơ xảy thai. Bác sĩ chỉ khuyên bận nên cẩn thận với tình dục trong từng giai đoạn mang thai nếu như bạn gặp phải các triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường, nhau thai nằm quá thấp, bạn có tiền sử bị sảy thai, đẻ non…

3. Dùng thuốc có làm hại đến em bé?
Thai phụ được khuyên cẩn thận khi dùng các loại thuốc vì có thể gây ảnh hướng không tốt đến thai nhi. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng không có nghĩa là trong 9 tháng mang thai họ phải sống trong đau đớn, nhất là đối với những phụ nữ đang mắc phải một số bệnh nào đó. Tuy nhiên với bất kỳ loại thuốc nào trước khi dùng đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ vì có nhiều loại thuốc không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.

4. Bị ngã và sự an toàn của thai nhi?

Trừ khi bạn bị ngã mạnh, hoặc bạn bị va đập mạnh trực tiếp lên bụng của bạn còn nếu không em bé của bạn hoàn toàn an toàn. Em bé của bạn được bảo vệ bởi lớp cơ bụng của người mẹ và một túi nước ối nên có thể giảm được những trấn động không quá mạnh từ bên ngoài cơ thể người mẹ. Thông thường thai nhi chỉ bị nguy hiểm khi bị va đập mạnh nếu thai phụ thấy có các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, chảy nước ối, đau bụng dữ dội….

5. Thể dục có an toàn trong quá trình mang thai?

Hầu hết thai phụ ít gặp các nguy cơ đối với an toàn thai sản đều có thể tiếp tục các hoạt động thể dục thể thao. Thể dục thể thao hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và con. Tuy nhiên các hình thức luyện tập và cường độ luyện tập cần phải điều chỉnh lại nhẹ nhàng hơn nhằm đảm bảo những an toàn cần thiết cho mẹ và bé. Với những phụ nữ đã từng có tiền sử bị sảy thai, đẻ non, hay gặp các rắc rối như ra máu âm đạo, bánh nhau nằm quá thấp… được chỉ định tránh vận động mạnh. Các hoạt động thể dục thể thao của họ trước đó được các bác sĩ khuyên tạm dừng lại cho đến khi em bé ra đời.

6. Các chuyến bay có an toàn với thai sản?

Di chuyển bằng máy bay được cho là an toàn trong quá trình mang thai với điều kiện các cabin trong máy bay đã được điều áp. Tuy nhiên bạn cần phải di chuyển chân của bạn thường xuyên để ngăn ngừa việc máu dồn ứ lại dưới chân. Một điều đáng lưu ý là: Đừng ngạc nhiên nếu các nhân viên hàng yêu cầu bạn có một giấy chứng nhận từ phía bác sĩ rằng bạn sẽ không có khả năng sinh trong vòng sáu tuần tới. Họ sẽ từ chối chuyến bay của bạn nếu bạn được dự tính sinh trong khoảng 6 tuần tới.

7. Sử dụng máy tính có làm hại cho thai nhi?

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng không biết có nên ngưng sử dụng máy tính trong quá trình mang thai không? Thực tế là hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng máy tính có thể làm hại đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ngồi trên bàn máy tính nhiều có thể dẫn đến những mệt mỏi cho người mẹ như đau mỏi lưng, đau nhức mắt, stress. Chính vì thế khi không cần thiết phải sử dụng máy tính hãy thay thế bằng những hoạt động nhẹ nhàng ngoài trời khác, cung cấp không khí trong lành cho cả mẹ và con.

8. Có nên lo lắng không khi con hoạt động quá nhiều?

Một số bà mẹ băn khoăn rằng không biết cục cưng của mình đang phản ứng trước một vấn đề gì đó mà nó đang gặp phải, chúng vận động nhiều hơn những đứa trẻ bình thường. Thực ra mức độ các hoạt động của trẻ thay đổi từ ngày này qua ngày khác. Em bé của bạn hoạt động nhiều hơn những đứa trẻ khác, có thể là do chúng hiếu động hơn. Miễn là bạn cảm nhận được ít nhất 10 cử động của bé trong khoảng thời gian là 6 giờ kể từ khi thai biết “máy”, ngoài ra những cử động nhiều hơn chỉ chứng tỏ em bé của bạn rất khỏe và phát triển rất tốt.

9. Lo lắng sẽ sinh con trên đường tới bệnh viện?

Trừ khi bạn có các cơn co dạ con quá nhanh chóng và bất thường, nếu không bạn không nên quá lo lắng về điều này. Mẹ thiên nhiên trao cho các bà mẹ các triệu chứng cho việc chuẩn bị lâm bồn đủ để họ kịp đến bệnh viện trước khi em bé chào đời. Tất nhiên bạn không thể chọn một bệnh viện quá xa chừng vài chục cây số để sinh…

10. Mang thai già tháng có ảnh hưởng đến em bé?

Hầu hết các bác sĩ đều tiến hành kiểm tra thai nhi và mức độ hoạt động của thai nhi nếu như em bé chưa chịu “chui ra” sau một tuần dự kiến sinh. Nếu như em bé “ra ngoài” sẽ tốt hơn trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên. Bạn không nên quá lo lắng, nếu thai nhi chậm 1 tuần so với dự kiến sinh bạn nên đi khám và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ ngay. Như vậy chắc chắn em bé sẽ được an toàn.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn