Đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì tình trạng bé bị hăm là khá thường gặp. Mặc dù không quá nguy hại đến sức khỏe nhưng nó khiến bé khó chịu. Nếu tình trạng diễn ra quá lâu có thể dẫn đến các bệnh lý về da. Sau đây bài viết sẽ giới thiệu đến mẹ một số phương pháp trị hăm cho trẻ vừa dễ lại an toàn.
Những vùng nào trên cơ thể dễ bị hăm nhất, nguyên nhân do đâu
Vùng cổ
Vùng cổ là nơi thường bị hăm nhiều nhất. Sau khi sinh hầu như bé nào cũng từng bị. Nguyên nhân gây hăm cổ là do ban nhiệt vào mà hè nóng nực. Ngoài ra có thể do bé bị vi khuẩn nấm tấn công. Vùng cổ là nơi có nhiều nếp gấp lại khó quan sát và vệ sinh. Vì thế nên mồ hôi, cặn sữa, nước tắm dư đọng gây ra tình trạng ẩm ướt dẫn đến hăm.
Vùng ben, háng
Bên cạnh cổ thì đây là vùng hay bị hăm tiếp theo. Nguyên nhân hăm chủ yếu là do mẹ đóng bỉm cho con cả ngày. Hậu quả da bé không được khô thoáng, vi khuẩn nấm sinh sôi phát triển gây hăm. Ngoài ra có thể là do bé dị ứng với thành phần của bỉm. Bột giặt và hóa chất làm sạch quần áo cũng có thể là tác nhân gây ra hăm ở bẹn cho bé.
Ngoài hai vùng nói trên thì mang tay, nách, khoeo chân của bé cũng có thể bị hăm.
Phương pháp trị hăm đúng và an toàn
Đầu tiên là các mẹ phải tiến hành rửa sạch vùng bị hăm. Sau đó lau khô nhẹ nhàng, thấm sạch nước hoàn toàn. Lưu ý là phải để vùng bị hăm được khô thoáng, không nên bịt kín. Có thể bôi thuốc trị hăm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì có thể một số thành phần trong thuốc trị hăm dị ứng với da bé khiến tình trạng hăm càng trở nặng thêm. Đối với tình trạng hăm nhẹ phát hiện kịp thời chỉ cần rửa sạch, lau khô và để thoáng là có thể khỏi sau một vài ngày.
Mách mẹ một vài phương pháp trị hăm từ các nguyên liệu thiên nhiên
Sử dụng lá trầu không
Mẹ lấy một nắm lá rửa thật kỹ dưới vòi nước để loại bỏ sâu, nấm hoặc vi khuẩn. Sau đó cho vào nồi đun sôi rồi để nguội. Dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước rồi thấm lên vùng bị hăm. Mỗi ngày mẹ làm khoảng 3 lần. Kiên trì thực hiện khoảng một tuần bé sẽ khỏi.
Phương pháp trị hăm bằng lá khế
Mẹ lấy một nắm lá khế rửa thật sạch để ráo nước. Sau đó mẹ cho lá khế vào cối thêm một chút muối hạt rồi giã nhuyễn. Mẹ thêm một ít nước ấm vào rồi lọc lấy phần nước. Cuối cùng tiến hành nhúng khăn màn vào rồi thấm lên chỗ hăm của con. Ngoài ra mẹ có thể dùng lá vối, lá mã đề, lá ổi để trị hăm.
Dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu vô cùng dễ kiếm, lành tính với trẻ nhỏ. Trị hăm cho trẻ bằng dầu dừa khá an toàn và hiệu quả. Các mẹ hãy lấy vài giọt dầu dừa bôi lên vết hăm. Để như vậy khoảng 30 phút rồi lau khô đi. Hành động này giúp vết hăm không lan rộng và nhanh khỏi. Các mẹ lưu ý là phải lau khô dầu dừa sau khi bôi nếu không sẽ khiến tình trạng hăm của con nặng hơn.
Sử dụng đá lạnh
Không phải chườm viên đá tủ lạnh lên chỗ hăm nhé mẹ. Cách làm là dùng một chiếc khăn vải làm từ vải cotton bọc viên đá lạnh. Sau đó đắp chiếc khăn đó lên chỗ hăm để giúp con thấy dễ chịu hơn. Mỗi ngày làm khoảng 3,4 lần. Sau khi làm xong phải nhớ lau khô nước đọng.
Một số lưu ý khi chăm con để bé không bị hăm
– Sử dụng áo quần làm từ vải cotton thông thoáng mặc cho bé
– Tránh đóng bỉm 24/24. Hãy bỏ bỉm vài tiếng mỗi ngày để con được thoải mái, da được thoáng mát.
– Không nên dùng các loại khăn ướt để vệ sinh, lau cho bé. Mặc dù chúng rất tiện và được quảng cáo là an toàn cho da bé. Tuy nhiên khăn ướt được tẩm ướp rất nhiều hóa chất để có được thơm. Trong khi đó làn da bé lại quá mong manh và nhạy cảm. Vì thế thường xuyên sử dụng khăn ướt sẽ gây kích ứng da, tăng nguy cơ hăm. Nên thay khăn ướt bằng khăn khô sẽ đảm bảo và tốt hơn.
– Sử dụng tã bỉm chính hãng. Không nên ham rẻ mà mua hàng kém chất lượng đóng cho con. Ngoài ra nên mua đúng size bỉm cho con không nên dùng bỉm quá chật.
Trên đây là một số phương pháp trị hăm an toàn hiệu quả dành cho mẹ. Nó chỉ có tác dụng đối với những vết hăm nhỏ, phát giác sớm. Khi thấy vết hăm mưng mủ, xuất hiện mụn, bé quấy khóc. Mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có xử trí kịp thời.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/phuong-phap-tri-ham-cho-tre-nho-me-nhat-dinh-phai-biet-a198473.html