Những đặc điểm của thai nhi ở tháng thứ 2

Mong chờ sự phát triển của con yêu từng ngày trong bụng là cảm giác các mẹ bầu. Các mẹ cùng xem xem bé yêu ở tháng thứ 2 phát triển như thế nào nhé.

 Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5

Quá trình phát triển của thai nhi:

Sau 4 tuần, hình dạng của thai nhi đã có nhiều thay đổi, các hình dạng khác nhau đang dần dần được hình thành. Ống xương và não bộ của bé yêu sẽ được hình thành từ ống thần kinh, hai bộ phận này chạy dài từ đầu cho đến đuôi của phôi thai, phần não trước của bé sẽ được cấu tạo bởi đoạn đầu của ống thần kinh. Tim của bé chính là phần phồng ra to nhất ở phía trước lồng ngực của phôi.

Nếu chị em thử thai ở thai trong tuần này, thì kết quả sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất chị em nên thực hiện thử thai vào buổi sáng, bởi vì vào buổi sáng lượng nước tiểu sẽ chứa mức hormon hCG nhiều nhất.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở giai đoạn này chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng, bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con, chị em nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây:

– Các loại nước uống chưa được tiệt trùng.

– Các loại thịt chưa được nấu chín, hoặc thịt tái.

– Các loại thực phẩm có dùng nguyên liệu từ trứng sống.

– Các loại hải chưa được nấu chín.

– Pa tê

– Các loại mắm như mắm chua, mắm tôm, …

– Rau sống không có nguồn gốc rõ ràng

Ngoài ra, chị em nên hạn chế tiếp xúc với các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo hoặc những công việc lau dọn rác bẩn để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Toxoplasmosis.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, ống thần kinh sẽ hoàn thiện và đóng. Ngoài ra ở tuần này kích thích của não bộ sẽ phát triển hơn. Các túi mắt đang dần được hình thành, túi này sẽ phát triển thành mắt.

Tuy chị em chưa nghe được tim thai nhưng ở tuần này tim thai bắt đầu đập nhẹ. Tay, chân, bộ máy tiêu hóa và hô hấp của bé cũng đang được hình.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ:

Tuy thai nhi có nhiều thay đổi nhưng ở tuần lễ này mẹ lại gặp rất nhiều rắc rối. Chị em sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi. Ngoài ra, do các triệu chứng của thai nghén chị em có thể sẽ thấy buồn nôn, không thể ăn trong thời gian ngắn, đau ngực…

Hiện tượng ốm nghén có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, thậm chí là xảy ra cả ngày. Vì thế chị em hãy cố gắng nghĩ ngơi để bảo vệ sức khỏe.
 

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần lễ này, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 12 milimet và có cân nặng khoảng gần 0.7 gram và đã có thể thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở trong tử cung của mẹ. Lúc này mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và bé có thể thải các chất bẩn ra ngoài túi ối thông qua dây rốn. Bộ máy tiêu hoá và phổi của bé yêu cũng đang được hoàn thiện hơn.

Một số bộ phận như miệng, mũi, chỗ hõm ở vị trí tai, và sự hình thành sắc tố ở tròng đen của mắt cũng đang song song hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ:

Mang thai sẽ gây ra một số thay đổi đáng kể ở cổ tử cung của chị em. Ở tuần 7 này, để bảo vệ thai nhi thì ở của đầu cổ tử cung sẽ xuất hiện một cái nút nhầy và nó sẽ đóng kín tử cung cho đến lúc sinh. Khi chị em chuyển dạ, cái nút này sẽ tự tụi ra, lúc này tử cung sẽ nở ra để chuẩn bị lâm bồn.

Lúc này phôi thai sẽ bám rễ chắc vào thành trong lòng tử cung, điều này sẽ làm cho chị em thấy đau nhói hoặc có thể bị ra một ít máu. Nhiều chị em sẽ cho rằng việc chảy máu này là do hiện tượng kinh nguyệt còn lại của tháng trước.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8

Quá trình phát triển của thai nhi:

Đối với các bậc làm cha mẹ thì việc được ngắm nghía những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu của bé là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cuộc đời ban tặng họ. Trong tuần 8 này, các ngón tay và ngón chân của bé yêu đang được hình thành, đáng yêu hơn là cánh tay của bé cũng đã cử động được và nhờ sự hình thành của khuỷu tay và cổ tay nên bé có thể linh hoạt gập duỗi. Ngoài ra, một số bộ phận trên khuôn mặt bé cũng đang dần được hình thành. Máu cũng đang bắt đầu được lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ:

Để biết chính xác mình đang mang thai chị em nên thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện kiểm tra lần nữa. Sau đó chị em nên hẹn với bác sĩ để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên của mình. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn là bác sĩ chuyên khoa sản, hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

Chị em cần biết rằng, việc khám thai định kỳ là một điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé yêu, vì vậy chị em hãy xem các lịch hẹn khám thai với bác sĩ là quan trọng nhất hiện nay nhé.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần thứ 9 này, ống thần kinh của bé đã hoàn toàn co lại và biến mất hẳn. Đầu của bé yêu sẽ phát triển lớn hơn trước, nó to hơn hẳn so với nhiều bộ phận khác trên cơ thể bé và nó sẽ cúi gập vào ngực của bé. Thời điểm này, chiều dài bé đạt khoảng 23 đến gần 31 milimet, cân nặng khoảng 3-4 gam.

Hệ tiêu hoá của bé vẫn đang hoàn thiện. Tuy nhiên, lúc này hậu môn mới bất đầu hình và ruột của bé đang phát triển dài hơn. Đặc biệt là trong tuần này, những cơ quan sinh sản bên trong như tinh hoàn hoặc buồng trứng cũng dần được hình thành.

Thông qua máy siêu âm chị em sẽ thấy được những cử động nhẹ của bé yêu. Tuy nhiên, trong vài tuần tới chị em vẫn chưa thể tự mình cảm nhận được những cử động này của bé.

Theo Mevabe

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn