Tại sao xuân sang lại dễ mẫn cảm?
Khi mùa đông vừa đi qua, khí hậu trên mặt đất chuyển đổi, hơi ấm bắt đầu dần tăng lên, phân tử nước trong không khí cũng nhiều hơn…, tất cả đều rất thích hợp cho các bào tử vi khuẩn tản phát trong không khí. Ngoài ra, môi trường thời tiết này cũng là lúc sinh sôi của thực vật, một lượng lớn phấn hoa bay đầy trong không khí.
Với các bà bầu, chức năng bài tiết ở da vào mùa xuân tương đối thấp, không khí nóng lạnh giao nhau khiến cho da thích ứng không tốt. Từ đó, phá hoại màng bã nhờn của da và gây ra sức đề kháng kém. Thế nên, rất dễ xảy ra chứng mẫn cảm trong điều kiện như vậy.Sự mẫn cảm này kỳ thực chính là do các vật chất gây mẫn cảm (như phấn hoa trong không khí) theo đường hô hấp đi vào cơ thể, dẫn đến các hiện tượng nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, sưng mí mắt v.v… Nhiều trường hợp còn gây ra ngứa ngáy, nổi ban, lột da.
Ứng phó với chứng hen ngoại sinh
Các vi khuẩn và phấn hoa trong không khí đều có thể là nguồn gốc mẫn cảm của chứng hen ngoại sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân ở mỗi thai phụ có thể sẽ không hoàn toàn giống nhau, nên cách phòng ngừa và điều trị cũng khác nhau. Khi hen ngoại sinh phát tác, khí quản bị viêm và sưng, đường hô hấp hẹp lại, khiến cho hô hấp khó khăn. Nếu điều trị không kịp thời thì độ duy trì máu và oxy cho cơ thể người mẹ sẽ thiếu hụt, dễ gây ra tình trạng thiếu oxy cho thai nhi.
* Nhắc bạn:
– Nếu gia đình có tiền sử bị hen thì trước khi chuẩn bị có em bé, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời. Thông thường, sau khi tình trạng đã ổn định thì hoàn toàn có thể an tâm có thai.
– Tuy chưa có căn cứ chứng minh rõ các loại thuốc điều trị hen sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cả mẹ và thai nhi, nhưng để an toàn, bác sĩ sẽ kiến nghị trước hết dùng thuốc cục bộ, sử dụng các thuốc kích thích dạng hít hoặc nhóm kích thích β2.
Ứng phó với viêm mũi do mẫn cảm
Viêm mũi do mẫn cảm là một loại bệnh do màng nhầy ở khoang mũi bị kích thích bởi các nhân tố mẫn cảm. Triệu chứng của bệnh này rất giống với cảm thông thường (như ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi…), nên nhiều thai phụ có thể sẽ nhầm lẫn với cảm mạo và hướng điều trị cũng bị sai lệch, dẫn đến phát sinh thêm nhiều triệu chứng hơn (như viêm xoang, hen phế quản…). Theo số liệu cho biết, trong các chứng bệnh phát tát ở mùa xuân thì viêm mũi do mẫn cảm chiếm khoảng 4 phần số người mắc bệnh viêm mũi. Khi bà bầu bị tình trạng ho sù sụ, áp lực ở bụng sẽ tăng lên, nhất là trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Do đó, cũng dễ dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy.
* Nhắc bạn:
– Nếu mắc chứng viêm mũi do mẫn cảm, cần hết sức tránh thụ thai vào những mùa dễ mẫn cảm, để tránh bệnh tình nặng hơn trong thai kỳ.
– Khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang, nhằm cách ly sự xâm nhập của các hạt phấn hoa, bụi bặm và đảm bảo cho khoang mũi khi bị thay đổi quá lớn về độ ẩm.
Song Thương
Tạp Chí Bầu 56-57, 10/01/2014
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn